Read more: http://vcupdesign.blogspot.com/2012/08/chia-main-body-thanh-2-hay-nhieu-cot.html#ixzz4vIRg9JDy

Thứ Hai, 20 tháng 4, 2015

[ETFs (Quỹ hoán đổi Danh mục)] BÀI 3: CÁC ẢNH HƯỞNG CỦA ETFs ĐẾN TTCK VIỆT NAM VÀ TRADE CÙNG ETFs


Các nội dung chính
-         Các quỹ ETF sẽ mua bán để cân bằng giá và NAV như thế nào?
-         Một số điểm cần lưu ý khi ETFs review Danh mục hàng quý?
-         Các hoạt động trên tác động đến TTCK Việt Nam như thế nào?
-         Tận dụng các tác động đó, NĐT có thể mua hoặc bán cổ phiếu như thế nào?

3.1             Cơ chế cân bằng giá (Creation/Redemption Mechanism)
Các tính huống sau đây được minh họa bởi chứng chỉ quỹ của V.N.M ETF. Từ các bài trước, chúng ta nhận thấy rằng có 3 thị trường có liên quan đến các NĐT và quỹ ETF như sau:
(1)  Thị trường sơ cấp ở Mỹ: nơi mà các NĐT tổ chức (AP) hoán đổi ccq với Công ty quản lý quỹ (Ở đây là Vaneck)
(2)  Thị trường thứ cấp: Sở giao dịch chứng khoán Mỹ (NYSE), nơi các ccq được niêm yết và giao dịch, mua bán giữa các NĐT cá nhân với nhau. Các đơn vị ETF được giao dịch ở đây và giá của mỗi ccq được xác định sau mỗi phiên giao dịch.
(3)  Thị trường cơ sở:TTCK Việt Nam nơi mà Vaneck mua danh mục cổ phiếu cơ sở. NAV (giá trị tài sản ròng) của Quỹ được xác định ở đây sau mỗi phiên giao dịch tại TTCK Việt Nam.
Về nguyên tắc, giá của mỗi ETF (bước 2) phải cân bằng với NAV của quỹ (bước 3). Tuy nhiên, trong thực tế, do phí quản lý quỹ, do các điều kiện thị trường khác nhau, giá của mỗi đơn vị ETF và NAV không bằng nhau. Khi đó, quỹ sẽ xuất hiện các tình trạng như sau:
·        Premium: Khi giá của đơn vị ETF > NAV của quỹ.
·        Discount: Khi giá của đơn vị ETF < NAV của quỹ.
Mức premium/discount nào là chấp nhận được? và điều gì sẽ xảy ra khi mức premium/discount quá lớn?
Biểu đồ thể hiện sự so sánh giữa giá đóng cửa của ccq và NAV của quý trong quý 1/2015.
·        Trục tung: so sánh giá đóng cửa của ccq với NAV của quỹ, hay mức premium/discount.
·        Trục hoành: số ngày tồn tại trạng thái premium/discount trong quý.
Ta thấy, đa số các ngày trong quý, quỹ ở mức premium/discount -1% đến 1% (hay NAV và giá của ccq khá cân bằng) và rất ít khi tồn tại mức premium/discount lớn (> 3%, <-2.5%).
Vậy điều gì giúp cho giá của ccq và NAV luôn cân bằng trong giới hạn cho phép?
Đó là nghiệp vụ arbitrage. Theo đó, các AP (authorized participant) thực hiện arbitrage để giảm chênh lệch giá giữa thị trường sơ cấp và thứ cấp, đồng thời làm tăng thanh khoản cho CCQ. Cách thực được mô tả trong sơ đồ và các bước như sau:
Sơ đồ cho thể hiện sự tham gia của các đối tượng trong cơ chế cân bằng giá và NAV

Khi Quỹ Premium (Giá đơn vị ETF > NAV)
·    Trước tiên, AP bán khống ETF trên thị trường thứ cấp (Sở giao dịch chứng khoán NewYork- NYSE)
·        Đồng thời, AP mua danh mục cơ cấu (PDF) trên thị trường cơ sở (TTCK Việt Nam)
·      Sau đó, AP yêu cầu Vaneck phát hành (create) các lô đơn vị ETF trên thị trường sơ cấp (Mỹ)
Áp lực bán CCQ từ AP trên NYSE sẽ làm giảm giá ETF, lực mua cổ phiếu của AP trên TTCK Việt Nam làm tăng giá cổ phiếu trong danh mục và tăng NAV của quỹ. Quá trình này tiếp tục diễn ra cho đến lúc mức premium giảm xuống, giá ETF và NAV trở nên cân bằng hơn. Hoạt động này làm tăng (creation) số lượng chứng chỉ quỹ.
Khi quỹ Discount (Giá đơn vị ETF < NAV)
·        Trước tiên, AP bán danh mục cơ cấu (PDF) trên thị trường cơ sở (TTCK Việt Nam)
·        Đồng thời, AP mua đơn vị ETF trên thị trường thứ cấp (SGDCK NYSE)
·     Sau đó, AP yêu cầu Vaneck hoán đổi (redeem) lô ETF lấy danh mục cơ sở trên thị trường sơ cấp Mỹ.
Áp lực bán cổ phiếu từ AP trên TTCK Việt Nam, làm giảm giá cổ phiếu trong danh mục và giảm NAV của quỹ. Lực mua CCQ của AP trên NYSE làm tăng giá ETF. Hoạt động này làm giảm (redemption) số lượng chứng chỉ quỹ và diễn ra cho đến lúc mức discount tăng lên, giá ETF và NAV trở nên cân bằng hơn.
Tóm lại:
·        Khi quỹ premium, có khả năng các quỹ sẽ tăng ccq và các NĐT NN có khuynh hướng mua ròng trên TTCK Việt Nam.
·        Khi quỹ discount, có khả năng các quỹ sẽ giảm ccq và các NĐT NN có khuynh hướng bán ròng trên TTCK Việt Nam.
Đồ thị sau đây mô tả thêm cho kết luận ở trên. Theo đó, có một mức độ tương quan nhất định giữa tình trạng premium và trạng thái mua ròng, discount và trạng thái bán ròng.

 3.2.           Review Danh mục
3.2.1.     VNM ETF
Các ngày cần chú ý
-         Ngày chốt dữ liệu: Dữ liệu cho đợt xem xét được xác định dựa trên giá đóng cửa của ngày làm việc cuối cùng (từ thứ 2 đến thứ 6) trong tháng 2, tháng 5, tháng 8 và tháng 11.
-         Ngày công bố: Ngày Thứ Sáu thứ hai của tháng cuối quý (tháng 3, 6, 9, và 12).
-         Ngày thực hiện: Ngày Thứ Sáu thứ ba của tháng cuối quý (tháng 3, 6, 9, và 12).
-         Ngày có hiệu lực: Ngày Thứ Hai của tuần tiếp theo Ngày thực hiện.
Tiêu chí sàng lọc
-         Tiêu chí 1: Free-float
-         Tiêu chí 2: Quy mô
-         Tiêu chí 3: Thanh khoản
-         Tiêu chí 4: Room nước ngoài
3.2.2.     FTSE ETF
Các ngày cần chú ý
-         Ngày chốt dữ liệu: Dữ liệu sử dụng cho đợt xem xét được xác định dựa trên giá đóng cửa của ngày thứ 6 cuối cùng trong tháng 2, tháng 5, tháng 8 và tháng 11.
-         Ngày công bố: Ngày Thứ Sáu đầu tiên của tháng cuối quý (tháng 3, 6, 9, và 12)
-         Ngày thực hiện: Ngày Thứ Sáu thứ ba của tháng cuối quý (tháng 3, 6, 9, và 12)
-         Ngày có hiệu lực: Ngày Thứ Hai của tuần tiếp theo Ngày thực hiện.
Tiêu chí sàng lọc
-         Tiêu chí 1: Free-float.
-         Tiêu chí 2: Quy mô.
-         Tiêu chí 3: Thanh khoản.
-         Tiêu chí 4: Room nước ngoài.
3.2             Trade cùng ETFs
Như đã viết ở phần trên, có 2 hoạt động khá lớn của ETF tác động đến TTCK Việt Nam là Cơ chế cân bằng NAV và Review danh mục. Như vậy, NĐT có thể “bắt bài” như thế nào để có thể hưởng lợi hoặc né được tác động của ETF.
-         Khi nắm bắt được tình trạng premium hoặc discount của ETFs, NĐT có thể dự đoán được một phần xu hướng mua bán của NĐT NN trên TTCK Việt Nam. Từ đó dự đoán được cung cần trên thị trường để ra quyết định mua/ bán, hay có thể né hoặc “chung tàu” các mã mà ETFs đang nắm giữ.
-         Tương tự trong kỳ review, NĐT sẽ nhìn thấy được có một lượng lớn các lệnh mua bán vào các mã cổ phiếu mà ETFs thêm vào hoặc loại ra khỏi danh mục. NĐT có thể đánh cửa ngược (mua) ở các mã ETFs loại khỏi danh mục…

-         Các tiêu chí thêm vào hay loại ra khỏi Danh mục được công bố công khai. Do vậy, đa số được các công ty chứng khoán và một số NĐT (có đủ số liệu) có thể đoán trước được là ETFs sẽ thêm hoặc loại mã nào trong kỳ rreview danh mục. Chính sự công khai này sẽ giúp cho một số Doanh nghiệp tự tạo cho mình các tỷ lệ để thỏa mãn các tiêu chí của ETFs (Bao gồm: Free-float; Quy mô; Thanh khoản; Room nước ngoài). Cuối cùng tới kỳ review, doanh nghiệp (hay mã cổ phiếu) đủ tiêu chuẩn và lọt vào Danh mục của ETFs). Nếu NĐT nắm bắt được ý định này của DN, thì tham gia mua cổ phiếu (để tìm kiếm sự tăng giá) ngay từ giai đoạn đầu tiên của quá trình doanh nghiệp “nâng cấp tiêu chuẩn”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét