Read more: http://vcupdesign.blogspot.com/2012/08/chia-main-body-thanh-2-hay-nhieu-cot.html#ixzz4vIRg9JDy

Thứ Sáu, 21 tháng 12, 2012

SỰ KÌ DIỆU CỦA DÃY SỐ FIBONACCI VÀ ỨNG DỤNG TRONG PTKT

Chủ để mở rộng:
Như trong chủ đề trước, TTW đã giới thiệu về sự kỳ diệu của Fibonacci, hôm nay TTW sẽ tiếp tục với việc áp dụng các tỷ lệ này trong PTKT
Các công cụ
Ø  Fibonacci Retracement (dạng hồi lại, hay thoái lui)
Ø  Fibonacci Extensions (dạng mở rộng)
Ø  Fibonacci Fans (dạng quạt)
Ø  Fibonacci Arcs (dạng cung)
Ø  Fibonacci Time Zones (vùng thời gian)
Ứng dụng để
Ø  Xác định các vùng chống đỡ/kháng cự (Support and Resistance)
Ø  Dự báo mục tiêu giá (Target Price)
Ø  Xác định thời điểm đảo chiều (turning point)
Ø  Đo sóng Elliott
Ø  Xác định các mẫu hình điều hòa AB.CD (Harmonic Pattern)

SỰ KÌ DIỆU CỦA DÃY SỐ FIBONACCI VÀ ỨNG DỤNG TRONG PTKT


Chủ để mở rộng: SỰ KÌ DIỆU CỦA DÃY SỐ FIBONACCI

Lịch sử dãy số Fibonacci
Xuất phát từ bài toán vòng đời sinh sản của Thỏ?
Một đôi thỏ (gồm một thỏ đực và một thỏ cái) cứ mỗi tháng đẻ được một đôi thỏ con (cũng gồm một thỏ đực và thỏ cái); một đôi thỏ con, khi tròn 2 tháng tuổi, sau mỗi tháng đẻ ra một đôi thỏ con, và quá trình sinh nở cứ thế tiếp diễn. Giả sử từ đầu tháng 1 có một cặp mới ra đời thì đến giữa tháng thứ n sẽ có bao nhiêu cặp thỏ?
 Để giải quyết bài toán trên, dãy số Fibonacci đã ra đời. Cụ thể:
Dãy số này được phát minh bởi nhà toán học người Ý là Leonardo Fibonacci (1170-1240) trong cuốn sách Liber Abacci (Năm 1202).
                        0, 1, 1, 2, 3, 5, 8, 13, 21, 34, 55, 89, 144, 233, 377, 610… (¥)
                        (0+1=1)...(1+1=2)...(1+2=3)...(2+3=5)...(3+5=8)... (5+8=13)... (¥)
                        Công thức tổng quát: f(n)= f(n-1) +f(n-2) với n > 2

Thứ Năm, 6 tháng 9, 2012

Mười nguyên tắc giao dịch theo phân tích kỹ thuật của John Murphy


Technical analysis is a skill that improves with experience and study. Always be a student and keep learning.


Sau một thời gian tìm hiểu và nghiên cứu, chúng ta bỗng nhận ra trong phân tích kỹ thuật có khá nhiều trường phái, khá nhiều công cụ, khá nhiều chỉ báo, … thậm chí chúng ta như lạc vào bát quái trận đồ.  TTW sẽ giới thiệu các quy tắc của John Murphy để giúp chúng ta có một phương pháp tốt để tiếp cận và sử dụng phân tích kỹ thuật có hiệu quả.

John Murphy đã có hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực PTKT.Ông từng là chuyên gia tư vấn cao cấp của Merill Lynch, ông cũng từng làm việc tại kênh truyền hình CNBC-TV trong 7 năm. Murphy cũng là tác giả của 3 cuốn sách best selling: Technical Analysis of the Financial Markets, Intermarket Analysis và The Visual Investor.
John Murphy đã tổng hợp các qui tắc cơ bản của kỹ thuật giao dịch: các quy tắc được thiết kế để giải thích về những ý tưởng của giao dịch theo PTKT cho những người mới bắt đầu cũng và tạo ra một phương pháp tốt hơn cho những người đã có kinh nghiệm.

Thứ Ba, 4 tháng 9, 2012

Quy tắc và hướng dẫn giao dịch (Rules and Guidelines)


Sau một thời gian tìm hiểu và nghiên cứu, chúng ta bỗng nhận ra trong phân tích kỹ thuật có khá nhiều trường phái, khá nhiều công cụ, khá nhiều chỉ báo, … thậm chí chúng ta như lạc vào bát quái trận đồ.  TTW sẽ giới thiệu các chiến lược, các quy tắc, nguyên tắc của phân tích kỹ thuật để giúp chúng ta có một phương pháp tốt để tiếp cận và sử dụng phân tích kỹ thuật có hiệu quả.
                        The rules are simple. Adherence to the rules is difficult
          Chiến lược giao dịch (Trading Strategies)
          Quy tắc và hướng dẫn giao dịch (Rules and Guidelines)
                        John Murphy's Ten Laws of Technical Trading
                        Arthur Hill On Goals, Style and Strategy
                        Bob Farrell's 10 Rules
                        Donchian Trading Guidelines
                        Richard Rhodes' Trading Rules
Rules and Guidelines
John Murphy's Ten Laws of Technical Trading
(Mười nguyên tắc của John Murphy)

Thứ Hai, 3 tháng 9, 2012

Chiến lược giao dịch (Trading Strategies)

Sau một thời gian tìm hiểu và nghiên cứu, chúng ta bỗng nhận ra trong phân tích kỹ thuật có khá nhiều trường phái, khá nhiều công cụ, khá nhiều chỉ báo, … thậm chí chúng ta như lạc vào bát quái trận đồ.  TTW sẽ giới thiệu các chiến lược, các quy tắc, nguyên tắc của phân tích kỹ thuật để giúp chúng ta có một phương pháp tốt để tiếp cận và sử dụng phân tích kỹ thuật có hiệu quả.
          Chiến lược giao dịch (Trading Strategies)
          Quy tắc và hướng dẫn giao dịch (Rules and Guidelines)
Trading Strategies
CCI Correction –  Một chiến lực sử dụng chỉ báo CCI hàng tuần để xác định xu hướng giao dịch và CCI hàng ngày để tạo ra các tín hiệu mua bán.
Giới thiệu: Được phát triển vởi Donald Lambert, CCI (Commodity Channel Index) là một chỉ báo xung lượng dao động (Momentum oscillator) được sử dụng để xác định một xu hướng mới hoặc cảnh báo một tình trạng thái quá. Chiến lược này sử dụng kết hợp CCI hàng tuần để xác định xu hướng giao dịch khi nó tăng lên trên +100 hoặc giảm xuống dưới -100, những mức mà theo Lambert là quan trọng. Khi một khuynh hướng giao dịch được xác định, CCI hàng ngày được sử dụng để tạo ra các tín hiệu giao dịch khi nó đạt tới một thái cực. Chiến lược này đem lại cho nhà đầu cơ 2 khía cạnh tốt nhất: giao dịch với xu hướng (trading with the trend) và khởi tạo một vị thế trong giai đoạn hiệu chỉnh.

Thứ Bảy, 4 tháng 8, 2012

Phương pháp phân tích của Wyckoff (Wyckoff Analysis)

           Market Analysis
Wyckoff Analysis
Forget about the fundamentals and financial media. Focus on price action and let the charts speak for themselves
Giới thiệu:
Richard D. Wyckoff, một người được cho là đã không ngừng nghiên cứu về thị trường chứng khoán trong cuộc đời của ông (1873-1934), một nhà đầu tư, đầu cơ và một người tiên phong trong lĩnh vực phân tích kỹ thuật. Trên cơ sở lý thuyết của ông, những nghiên cứu và kinh nghiệm trong cuộc sống thực, Wyckoff đã phát triển một phương pháp kinh doanh đã đứng vững và vượt qua mọi thử thách theo thời gian. Wyckoff bắt đầu với việc đánh giá thị trường tổng thể (Market Analysis) và sau đó đi sâu vào việc tìm những cổ phiếu (Stock Analysis) có lợi nhuận tìm năng.
Wyckoff cho rằng trong thị trường chứng khoán không có gì là dứt khoát. Sau tấc cả, giá cổ phiếu được điểu khiểu bởi cảm xúc của con người. Chúng ta không thể mong đợi cùng một mô hình chính xác lặp lại theo thời gian. Tuy nhiên, một mô hình hay hành vi tương tự sẽ lặp lại, và nhà phân tích đồ thị khôn ngoan có thể nắm bắt để có lợi nhuận. Ông đưa 2 quy tắc mà bắt buộc các nhà phân tích đồ thị phải ghi nhớ:

Thứ Sáu, 3 tháng 8, 2012

Lý thuyết cơ bản sóng Elliott (Elliott Wave Basics)

            Market Analysis
Lý thuyết cơ bản sóng Elliott:
Giới thiệu:
Lý thuyết sóng Elliott được phát triển bởi R.N. Elliott và phổ biến bởi Robert Prechter. Lý thuyết này khẳng định hành vi của đám đông cũng tăng lên hay giảm xuống như sóng thủy triều trong một xu hướng rõ ràng. Dựa trên nguyên lý thủy triều này, Elliott đã xác định được một cấu trúc mà giá cả dịch chuyển trong thị trường tài chính.
Nội dung cơ bản:

Thứ Năm, 2 tháng 8, 2012

Lý thuyết Dow (Dow Theory)

              Market Analysis    
            Lý thuyết Dow (Dow Theory)
Lý thuyết Dow (Dow Theory)
Giới thiệu:
Được phát triển bởi Charles Dow, hoàn chỉnh bởi William Hamilton và hợp nhất bởi Robert Rhea, lý thuyết Dow không chỉ là phân tích hành động giá mà còn là triết lý của thị trường. Lý thuyết Dow đã gần tròn 100 năm tuổi, nhưng ngay cả trong thị trường nhiều biến động và và có nhiều cải tiến về công nghệ giao dịch như hiện nay thì các nền tảng cơ bản của Dow vẫn còn giữ nguyên giá trị. Nhiều ý tưởng và khuyến nghị được đưa ra bởi Dow và Hamilton trở thành tiên đề của Wall Street. Nhiều ý kiến cho rằng đã có sự khác nhau về mặt thời gian, nhưng thực tế, lý thuyết Dow cho thấy hành vi của thị trường chứng khoán vẫn hoạt động như vậy ở ngày hôm nay và cách đây 100 năm.
Nội dung chính:

Thứ Tư, 1 tháng 8, 2012

Phân tích thị trường (Market Analysis)

TTW sẽ tiếp tục tiếp tục giới thiệu một cách cơ bản và khá hệ thống về các phương pháp tiếp cận và phân tích về xu hướng của thị trường thông qua các lý thuyết nổi tiếng.
          Lý thuyết Dow(Dow Theory)
Lý thuyết Dow (Dow Theory) – Mô tả lý thuyết nổi tiếng của Charles Dow về sự dịch chuyển của một thị trường cụ thể. Đặt biệt, là các thảo luận về 3 giai đoạn của một thị trường tăng (bull) và thị trường giảm (bear). Làm thế nào để xác định các tín hiệu mua- bán, các tín hiệu xác nhận và không xác nhận theo lý thuyết Dow.
Lý thuyết cơ bản về sóng Elliott (Elliott Wave) – Mô tả lý thuyết của R.N Elliott về sự biến động giá chứng khoán dựa trên các sóng. Bao gồm các sóng đẩy và các sóng hiệu chỉnh.
Phân tích thị trường của Wyckoff (Wyckoff Market Analysis) – Mô tả cách tiếp cận thị trường của Richard D. Wyckoff. Phương pháp xác định xu hướng, xác định các đỉnh và các đáy lớn, dự báo và xác định vị trí của giá trong dịch chuyển.
Phân tích cổ phiếu của Wyckoff  (Wyckoff Stock Analysis) – Mô tả cách chọn các cổ phiếu riêng lẻ của Wyckoff. Bao gồm các phương pháp lựa chọn các nhóm cổ phiếu mạnh và cách quản lý nhóm trong khi giao dịch đang diễn ra.

Thứ Bảy, 7 tháng 7, 2012

Các chỉ báo kỹ thuật (Technical Indicators and Overlays)


Nếu như trong phần tổng quan về PTKT, TTW đã giới thiệu về những yếu tố cơ bản nhất của trường phái này. Sau đó, TTW đã giới thiệu cơ bản nhất về những ứng dụng của việc phân tích đồ thị. Ở phần tiếp theo sau đây, TTW sẽ giới hiệu một cách cơ bản và khá hệ thống về các chỉ báo kỹ thuật
Chỉ báo kỹ thuật (Technical Indicators) thường là các đường line dạng lượn sóng được thể hiện, trên, dưới của đồ thị chứa thông tin về giá. Các chỉ báo bao phủ (Overlays) sử dụng cùng một thang đo với giá và thường được vẽ kèm với đường giá.
                        Giới thiệu về các chỉ báo kỹ thuật và dao động
          Overlays
          Market Indicators
Chỉ báo kỹ thuật (Technical Indicators) là một chuỗi dữ liệu được dẫn xuất khác nhau bằng cách áp dụng các công thức khác nhau đối với dữ liệu về giá của một chứng khoán. Dữ liệu về giá có thể bao gồm giá mở cửa, cao, thấp, hoặc đóng cửa trong một khoảng thời gian. Một số chỉ báo chỉ sử dụng giá đóng cửa, trong khi những số khác kết hợp giữa khối lượng và giá trong công thức tính. Các dữ liệu được nhập vào công thức và một điểm dữ liệu được tạo thành.
Ví dụ, mức trung bình của giá đóng cửa 3 ngày giao dịch tạo thành 1 điểm (41+43+43)/3= 42.33). Tuy nhiên, một điểm dữ liệu không cung cấp nhiều thông tin và không thể tạo nên một chỉ báo. Một chuỗi các điểm dữ liệu trong một khoảng thời gian là cần thiết để tạo ra độ tin cậy cho phân tích. Bằng cách tạo ra một chuỗi thời gian của các điểm dữ liệu, một so sánh có thể được tạo ra giữa hiện tại và quá khứ. Đối với mục đích phân tích, các chỉ báo kỹ thuật thường được hiển thị trong khung cửa sổ bên trên hoặc dưới cửa sổ giá.
Các chỉ báo thường phụ vụ cho 3 chức năng chính : cảnh báo, xác nhận và dự đoán, và thường được chia là 3 loại:
+        Các chỉ báo bao phủ (Overlays)
+        Các chỉ báo kỹ thuật (Indicators)
+        Các chỉ báo thị trường (Market Indicators)

Thứ Sáu, 6 tháng 7, 2012

Các loại và các công cụ đồ thị (Charting Styles & Tools)


          Chart Analysis           
                   Những vấn đề cơ bản (TheBasics)
                   Đồ thị nến (Candlestick)
Các loại đồ  thị (Charting Styles)
Elder Impulse System: Một hệ thống giao dịch mà các tín hiệu được tạo ra từ các thanh giá có mã màu.
EquiVolume: là các hộp giá kết hợp với khối lượng.
Heikin-Ashi: là phương pháp sử dụng đồ thị nến với dữ liệu từ 2 giai đoạn thay vì 1.
Kagi Charts; Point and Figure Charts; Renko Charts; Three Line Break Charts…
Các công cụ đồ  thị (Charting Tools)
Andrews' Pitchfork
Cycles
Fibonacci Retracements
Fibonacci Arcs
Fibonacci Fans
Fibonacci Time Zones
Quandrant Lines
Raff Regression Channel
Speed Resistance Lines

Thứ Năm, 5 tháng 7, 2012

Đồ thị nến (Candlestick)


          Chart Analysis

                   Những vấn đề cơ bản (TheBasics)
                   Đồ thị nến (Candlestick)
          Candlestick
          Introduction to Candlesticks
Người Nhật Bản bất đầu sử dụng phân tích kỹ thuật để giao dịch với Gạo từ thế kỷ 17. Trong giai đoạn này, PTKT mà họ sử dụng có nhiều điểm khác so với trường phái PTKT Phương Tây đang sử dụng được khởi xướng bởi Charles Dow vào những năm1900. Tuy nhiên, các nguyên tắc cơ bản là giống nhau. Về đồ thị nến, theo Steve Nison, công cụ này lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1850. Phần lớn các kỹ thuật được phát triển bởi một thương nhân Gạo huyền thoại là Homma từ thị trấn Sakata. Những ý tưởng ban đầu của ông đã được sửa đổi và cải tiến qua thời gian và cuối cùng tạo nên hệ thống biểu đồ nến mà chúng ta sử dụng ngày nay.
Giới thiệu về đồ thị nến: Tổng quan về đồ thị nến bao gồm cả lịch sử, cấu trúc và các mẫu hình quan trọng.
Đồ thị nến và mức chống đỡ: Như thế nào để một mẫu hình nến tạo thành một mức chống đỡ.
Đồ thị nến và mức kháng cự: Như thế nào để một mẫu hình nến tạo thành một mức kháng cự.
Các mẫu hình nến đảo chiều tăng (Bullish Reversal): Mô tả chi tiết về mẫu hình nến đảo chiều tăng.
Các mẫu hình nến đảo chiều giảm (Bearish Reversal): Mô tả chi tiết về mẫu hình nến đảo chiều giảm.

Thứ Tư, 4 tháng 7, 2012

Khoảng trống và phân tích khoảng trống giá (Gaps and Gap Analysis)


Những vấn đề cơ bản:
Khoảng trống và phân tích khoảng trống giá (Gaps and Gap Analysis)
Có bao giờ bạn thắc mắc tại sao lại có những khoảng trống giá (Gap) trên đồ thị gái và nó có ý nghĩa gì? Khoảng trống là một khu vực trên đồ thị giá, trong đó không có giao dịch. Thông thường nó xảy ra giữa điểm đóng cửa thị trường ngày hôm trước và mở của của ngày tiếp theo. Có rất nhiều lý do gây ra điều này, chẳng hạn như một báo cáo về kết quả hoạt động kinh doanh được công bố sau khi thị trường đóng cửa. Nếu kết quả kinh doanh tốt hơn đáng kể so với dự kiến, nhiều NĐT có thể đặt lệnh mua cho ngày hôm sau. Điều này làm cho giá mở cửa ngày hôm sau cao hơn nhiều so với giá đóng cửa ngày hôm trước. Nếu giao dịch ngày hôm đó tiếp tục duy trì trên điểm đó, một khoảng trống sẽ tồn tại trên đồ thị giá. Những khoảng trống có thể cung cấp bằng chứng cho thấy một điều gì đó quan trọng đã xảy ra với các yếu tố cơ bản (fundamental) hoặc tâm lý của đám đông (psychology of the crowd) đi kèm với diễn biến của thị trường. Xem hình bên dưới để nhận thấy một khoản trống giá trên đồ thị.
Những khoảng trống giá xuất hiện thường xuyên trên các đồ thị hàng ngày và hiếm hơn trên đồ thị tuần hoặc tháng: khoảng trống xuất hiện giữa ngày cuối tuần và ngày đầu tuần kế tiếp, hoặc giữa ngày cuối tháng và ngày đầu tháng sau. Khoảng trống có thể chia làm 4 loại cơ bản: Common (phổ biến) , Breakaway (phá vỡ), Runaway (tiếp tục) , Exhaustion (kiệt sức).
Có một câu nói khá cũ là thị trường không chứa những khoảng không (vacuum) và khoảng trống (gaps) sẽ được lấp đầy ( will be filled). Điều này có vẻ đúng với common và exhaustion gap, giữ vị thế và đợi điểm phá vỡ hoặc runaway gap được lấp đầy có thể phá hủy danh mục đầu tư của bạn. Tương tự như vậy, chờ đợi để có được lên tàu (on-board) trong xu hướng bằng việc đợi giá lấp đầy khoảng trống có thể làm bạn bỏ lỡ chuyến đi. Nhưng dù sao đi nữa, khoảng trống là một kỹ thuật quan trọng trong phân tích hành động giá và phân tích đồ thị, không nên bỏ qua.

Đường xu hướng (Trend Lines)


Những vấn đề cơ bản:
Đường xu hướng (Trend Lines)
Phân tích kỹ thuật dựa trên giả định về xu hướng của giá cả. Đường xu hướng (trend lines) là một công cụ quan trọng trong phân tích kỹ thuật để xác định (identification) và xác nhận (confirmation) xu hướng. Đường xu hướng là một đường thẳng kết nối 2 hoặc nhiều điểm giá và sau đó được mở rộng trong tương lai để hoạt động như một đường kháng cự hoặc chống đỡ.
Các đường xu hướng đã trở thành một phần phổ biến trong phân tích kỹ thuật, chúng chỉ đơn thuần là một công cụ để thiết lập, phân tích và xác nhận một xu hướng. Đường xu hướng không phải là người phán quyết cuối cùng, nó chỉ đơn thuần là một sự cảnh báo về khả năng thay đổi trong xu hướng sắp xảy ra. Bằng cách sử dụng tín hiệu cảnh báo từ việc đường xu hướng bị phá vỡ. Nhà đầu tư và cả đầu cơ có thể chú ý kỹ các tín hiệu xác nhận cho một sự thay đổi tiềm năng trong xu hướng.

Thứ Ba, 3 tháng 7, 2012

Chống đỡ (Support) và Kháng cự (Resistance)


Những vấn đề cơ bản:
Chống đỡ (Support) và Kháng cự (Resistance)
Support và Resistance đó là những tiếp điểm nơi mà lực cung và lực cầu gặp nhau.Trong thị trường tài chính, giá cả được điều khiển bởi cung (Supply) (giảm-down) và cầu (demand) (tăng-up). Cung đồng nghĩa với xu hướng giảm (bearish), thị trường con gấu (bears) hay bán (selling). Cầu đồng nghĩa với xu hướng tăng (bullish), thị trường con bò (bull) và mua (buying). Do nhu cầu gia tăng, giá được đẩy lên, nguồn cung tăng và giá giảm. Khi cung và cầu bằng nhau, giá đi ngang (sideway), thị trường trong giai đoạn con bò và con gấu đang khó khăn để giành quyền kiểm soát.
Chống đỡ là gì?

Đồ thị (Chart)


Những vấn đề cơ bản:
Đồ thị (Chart)
Đồ thị là một chuỗi giá được vẽ theo một khung thời gian cụ thể, Với trục tung (trục y) là giá và trục hoành (trục x- trục ngang) là thời gian. Các nhà PTKT sử dụng đồ thị để phân tích, dự báo sự di chuyển của giá chứng khoán trong tương lai. Cụm từ “chứng khoán” có thể được mở rộng cho bất kỳ công cụ tài chính nào như cổ phiếu, trái phiếu, hàng hóa, công cụ phái sinh hoặc chỉ số thị trường với dữ liệu về giá trong một khoảng thời gian có thể tạo thành đồ thị để phân tích.
Làm thế nào để lựa chọn khung thời gian:
Khung thời gian được sử dụng để tạo thành một biểu đồ dựa trên việc nén dữ liệu: dữ liệu trong ngày (intraday), hàng ngày (daily), hàng tuần (weekly), hàng tháng (monthly), quý (quarterly) hoặc hàng năm (annual). Dự liệu càng nén, càng ít chi tiết được hiển thị.

Những vấn đề cơ bản (The Basics)

          Chart Analysis
                   Những vấn đề cơ bản (TheBasics)
                   Đồ thị nến (Candlestick)
          The Basics
          What Are Charts?
            Support and Resistance
            Trend Lines
            Gaps and Gap Analysis
            Introduction to Chart Patterns
            Chart Patterns
Đồ thị là một chuỗi giá được vẽ theo một khung thời gian cụ thể, Với trục tung (trục y) là giá và trục hoành (trục x- trục ngang) là thời gian. Các nhà PTKT sử dụng đồ thị để phân tích, dự báo sự di chuyển của giá chứng khoán trong tương lai. Cụm từ “chứng khoán” có thể được mở rộng cho bất kỳ công cụ tài chính nào như cổ phiếu, trái phiếu, hàng hóa, công cụ phái sinh hoặc chỉ số thị trường với dữ liệu về giá trong một khoảng thời gian có thể tạo thành đồ thị để phân tích.
Đồ thị (Chart) – Nó là gì và hình thành như thế nào? Làm thế nào để lựa chọn khung thời gian (timeframe) và thang đo (Scaling)
Mức chống đỡ và kháng cự (Support and Resistance) –  Nó là gì và được thiết lập như thế nào?  cách sử dụng chúng.
Đường xu hướng (Trend Lines) – Định nghĩa và các thiết lập thang đo, tính phù hợp, độ dốc hay góc, và các vấn đề khác.
Khoảng trống giá (Gaps) và việc phân tích khoảng trống giá – Khoảng trống giá là một vùng trên đồ thị giá nơi mà không có giao dịch diễn ra. Khoảng trống cho thấy rằng có điều gì đó quan trọng đang diễn ra ở các yếu tố cơ bản được phản ánh qua tâm lý của đám đông xung quanh một chứng khoán.
Các mẫu hình (Chart Patterns) Khái niệm và làm thế nào để nhận diện chúng và một số mẫu hình phổ biến.