Read more: http://vcupdesign.blogspot.com/2012/08/chia-main-body-thanh-2-hay-nhieu-cot.html#ixzz4vIRg9JDy

Thứ Ba, 3 tháng 7, 2012

Đồ thị (Chart)


Những vấn đề cơ bản:
Đồ thị (Chart)
Đồ thị là một chuỗi giá được vẽ theo một khung thời gian cụ thể, Với trục tung (trục y) là giá và trục hoành (trục x- trục ngang) là thời gian. Các nhà PTKT sử dụng đồ thị để phân tích, dự báo sự di chuyển của giá chứng khoán trong tương lai. Cụm từ “chứng khoán” có thể được mở rộng cho bất kỳ công cụ tài chính nào như cổ phiếu, trái phiếu, hàng hóa, công cụ phái sinh hoặc chỉ số thị trường với dữ liệu về giá trong một khoảng thời gian có thể tạo thành đồ thị để phân tích.
Làm thế nào để lựa chọn khung thời gian:
Khung thời gian được sử dụng để tạo thành một biểu đồ dựa trên việc nén dữ liệu: dữ liệu trong ngày (intraday), hàng ngày (daily), hàng tuần (weekly), hàng tháng (monthly), quý (quarterly) hoặc hàng năm (annual). Dự liệu càng nén, càng ít chi tiết được hiển thị.

Dữ liệu hàng ngày được tạo thành từ các dữ liệu trong ngày đã được nén để hiển thị mỗi ngày như một điểm dữ liệu duy nhất. Dữ liệu hàng tuần được nén từ dữ liệu ngày để hiển thị mỗi tuần như một điểm dữ liệu duy nhất. Nếu đồ thị hiện thị 100 điểm dữ liệu, đồ thị tuần sẽ có 100 tuần (gần 2 năm). Một đồ thị ngày sẽ hiển thị 100 ngày (gần 5 tháng). Theo đó, có khoảng 20 ngày giao dịch trong một tháng, 252 ngày giao dịch trong một năm.
Các nhà đầu cơ (trader) có thể tập trung nhiều hơn trên các đồ thị ngày và trong ngày để dự báo giá trong ngắn hạn. Tuy nhiên các khung thời gian ngắn thường không ổn định và có nhiều tín hiệu nhiễu. Các nhà đầu tư (Investor) thường tập trung nhiều hơn trên các đồ thị hàng tuần và hàng tháng để phát hiện ra các xu hướng dài hạn và dự báo các xu hướng dài hạn. Trong khi đó, một số khác sẽ sử dụng một cách kết hợp các đồ thị ngắn và dài hạn. Đồ thị dài hạn để xem xét một bức tranh tổng thể với một viễn cảnh rộng lớn của những hành động giá trong lịch sử. Sau khi 1 bức tranh chung được phân tích, một đồ thị theo ngày được sử dụng để phóng to một giai đoạn vài tháng.
Đồ thị đươc thành lập như thế nào?
Có nhiều phương pháp và dạng đồ thị, nhưng phổ biến hơn cả là dạng đường (line), dạng thanh (bar), dạng nến (candlestick), dạng điểm và hình  (point & figure).
Line Chart:
Một số NĐT và cả đầu cơ xem xét mức giá đóng cửa là quan trọng hơn giá mở cửa, giá cao, hoặc thấp. Chỉ chú ý vào giá đóng cửa, các dao động trong ngày có thể bị lờ đi. Đồ thị Line cũng được sử dụng khi giá mở cửa, giá cao, giá thấp không có sẵn. Thỉnh thoảng dữ liệu đóng cửa chỉ có sẵn co một số chỉ báo cố định, hoặc chứng khoán giao dịch thưa thớt trong ngày.


Bar Chart:
Có lẽ phương pháp đồ thị phổ biến nhất là đồ thị dạng thanh. Các mức giá cao, thấp, mở cửa và đóng cửa trong một giai đoạn được yêu cầu để tạo thành một thanh đồ thị. Các mức cao và thấp được biểu diễn bởi mức đỉnh và đáy của thanh dọc, các mức đóng cửa, mở cửa là các thanh ngắn cắt qua bên trái và bên phải thanh dọc. Trên đồ thị ngày, mỗi thanh đại diện cho các mức cao, thấp, mở cửa và đóng cửa của một ngày cụ thể. Trên đồ thị tuần, mỗi thanh sẽ dựa trên giá mở cửa ngày thứ 2, đóng cửa ngày thứ 6 và các mức cao thấp trong tuần đó.

Candlestick Chart:
Được khai sinh ở Nhật Bản hơn 300 năm về trước, đồ thị nến trở nên phổ biến trong thời gian gần đây. Đối với một biểu đồ nến, giá mở cửa, cao, thấp và đóng cửa đều được yêu cầu. Một cây nến theo ngày dựa trên giá mở cửa, phạm vi cao thấp giá đóng cửa trong ngày.  Một nến hàng tuần được dựa trên giá mở cửa thứ 2, cao thấp trong tuần và đóng cửa cuối tuần.

Nhiều NĐT và đầu cơ tin rằng biểu đồ nến thì dễ đọc, đặt biệt là mối quan hệ giữa đóng và mở cửa. Nến trắng (rỗng) nến hình thành khi giá đóng cửa cao hơn mở cửa. Nến đen (rắn) hình thành khi đóng cửa thấp hơn mở cửa. Phần trắng, hoặc đen được hình thành từ mức giá mở cửa và đóng cửa gọi là thân nến, trong khi các dòng hay các bóng nến là các mức cao và thấp.
Point & Figure Chart:
Point & Figure Chart chỉ dựa trên sự biến động của giá và không cần nhiều thời gian để suy xét, trục x không mở rộng đồng đều trên đồ thị. Point & Figure khá đơn giản và dễ dàng xác định các mức chống đỡ, kháng cự, và điểm phá vỡ.


Thang đo (Price Scaling):
Có 2 phương pháp để hiển thị tỷ lệ của giá trên trục số y: số học (arithmetic) và logarit (logarithmic):
Thang đo số học hiển thị 10 điểm (hoặc đơn vị giá cả) cùng một khoảng cách mà không phân biệt các mức giá. Mỗi đơn vị đo lường là như nhau trong toàn bộ khung giá. Nếu chứng khoán tăng từ 10 đến 80 trong khoảng thời gian 6 tháng, từ 10 tới 20 cũng sẽ có khoảng cách giống như từ 70 đến 80 trên trục số.
Thang đo Logarit đo lượng sự dịch chuyển của  giá theo tỷ trọng. Mức tăng từ 10 đến 20 tương ứng mức tăng 100%. Mức tăng từ 20 đến 40 cũng là 100% và mức 40 đến 80 cũng là 100%. Cả 3 sự mức biến động trên đều có cũng một khoảng cách trên trục số. Tiy nhiên, các đồ thị sẽ hiển thị ở dạng bán logarit (Semi-log)

Những điểm mạnh quan trọng của mỗi thang đo:
-        Thang đo số học rất hữu ích khi phạm vi giá được giới hạn trong một phạm vi tương đối chặt chẽ.
-        Thang đo số học hữu ích cho các đồ thị trong ngắn hạn và đầu cơ. Giá dịch chuyển (đặt biệt là cổ phiếu) được thể hiện bằng đơn vị tiền.
-        Thang đo bán-logarit hữu ích khi giá có sự dịch chuyển đáng kể, có thể là trong một khoảng thời gian ngắn hoặc kéo dài.
-        Đường xu hướng có khuynh hướng phù hợp với các mức đáy tốt hơn trên đồ thị semi-log.
-        Thang đo semi-log cũng hữu ích cho đồ thị dài hạn để đo lường phần trăm sự dịch chuyển qua một giai đoạn dài. Sự dịch chuyển lớn được đặt trong một viễn cảnh.
Kết luận:
Mặc dù có nhiều kỹ thuật phân tích đồ thị khác nhau và mỗi phương pháp không nhất thiết phải tốt hơn các khác. Dữ liệu có thể là giống nhau nhưng mỗi phương pháp sẽ cung cấp một cách giải thích riêng độc đáo với những ưu điểm và nhược điểm của nó. Một điểm phá vỡ sẽ không xảy ra trên đồ thị point & figure, nhưng nó lại xuất hiện trên đồ thị nến. Tín hiệu hiển thị trên đồ thị nến cũng có thể không xuất hiện trên đồ thị thanh. Vậy lựa chọn kiểu đồ thị nào cho giá chứng khoán hiển thị? Có thể là đồ thị dạng thanh (bar) hay dạng nến (candlestick), với thang đo số học hay bán logarit, các yếu tố đó không phải là điều quan trọng nhất. Xét cho cùng,dữ liệu là như nhau và hành động giá đó là hành động giá. Việc lựa chọn phương pháp biểu đồ nào sẽ phụ thuộc vào sở thích cá nhân, là đầu cơ hay đầu tư. Một khi bạn đã lựa chọn một phương pháp đồ thị cụ thể, tốt nhất là nên gắn bó và tìm hiểu cách để đọc tín hiệu tốt nhất. Chuyển đổi qua lại có thể gây nhầm lẫn và làm mất khả năng tập trung phân tích của bạn. Lỗi phân tích ít khi gây ra bởi biểu đồ.
Chìa khóa để phân tích đồ thị thành công là tận tụy, tập trung và nhất quán:
-        Cống hiến: tìm hiểu các vấn đề cơ bản của phân tích biểu đồ, cập nhật kiến thức của bạn thường xuyên và tiếp tục phát triển.
-        Tập trung: hạn chế số lượng các đồ thị, các chỉ báo và phương pháo bạn sử dụng. Tìm hiểu cách sử dụng và sử dụng như thế nào là tốt nhất.
-        Nhất quán:duy trì đồ thị của bạn một cách đều đặn và nghiên cứu chúng thường xuyên (hàng ngày nếu có thể).
                                                Lược dịch từ  http://stockcharts.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét