Read more: http://vcupdesign.blogspot.com/2012/08/chia-main-body-thanh-2-hay-nhieu-cot.html#ixzz4vIRg9JDy

Thứ Hai, 20 tháng 4, 2015

[ETFs (Quỹ hoán đổi Danh mục)] BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ ETF

Lời mở đầu
“Nếu không thể thắng được thị trường thì hãy đi theo nó”

Trong những năm gần đây, các quỹ đầu tư ETF (exchange-traded fund) liên tục được nhắc đến như một nhân tố mới trên TTCK Việt Nam. Với những hoạt động khá đặc thù của mình, các quỹ ETF luôn tạo ra những sự thay đổi mang tính bước ngoặt trên TTCK Việt Nam. Chắc hẳn trong tâm trí các NĐT không thể quên những phiên giao dịch “khủng” vào Ngày Thứ Sáu thứ ba trong mỗi tháng cuối quý. Một số NĐT gọi đó là những “Thước Phim ATC kinh dị”, với những lệnh mua/bán hàng triệu cổ phiếu trong 15 phút giao dịch. Hay những đợt bán ròng liên tục của NĐT NN dẫn đến sự sụt giảm mạnh của TTCK Việt Nam mà tác nhân gây ra không ai khác ngoài các quỹ ETF.

Dựa trên những hiểu biết cũng như kinh nghiệm quan sát về cách hoạt động, giao dịch của các quỹ ETF trong một thời gian dài, hôm nay chúng tôi hệ thống lại toàn bộ những vấn đề có liên quan đến ETF.

Nội dung được chia là 3 bài:

-         Tổng quan về quỹ ETF

-         Các quỹ ETF đang giao dịch tại TTCK Việt Nam

-         Ảnh hưởng của ETFs đến TTCK Việt Nam và trade cùng ETFs



BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ ETF
Các nội dung chính
-         Sự ra đời của ETF
-         Quá trình phát triển của ETFs
-          So sánh với các quỹ tương hỗ (Mutual Funds)
-         Quá trình thành lập
1.      Sự ra đời của ETF
Một thống kê khá thú vị về kết quả hoạt động của 154 Quỹ tương hỗ trong 5 năm liên tục (2003 – 2007) cho thấy không có Quỹ nào thắng được thị trường.
Số năm
Số lượng quỹ tương hỗ có kết quả cao hơn kết quả chỉ số
2 năm liên tục
68
3 năm liên tục
37
4 năm liên tục
4
5 năm liên tục
0
Nguồn: CMoney, Fubon Securities Trust
Do vậy mô hình quản lý Quỹ theo kiểu chủ động (như các quỹ tương hỗ Mutual Fund) chưa chắc đã đem lại lợi nhuận cao cho NĐT. Điều này còn chưa tính đến việc quản lý theo kiểu chủ động nên chi phí quản lý mà các NĐT phải trả cho các công ty quản lý quỹ thường khá cao.
Do vậy, Nếu không thể thắng được thị trường thì hãy đi theo nó. Do đó ETFs (Exchange-Traded Funds- Quỹ hoán đổi Danh mục) đã ra đời.
ETFs là một dạng quỹ đầu tư được lập ra với mục đích mô phỏng lại tốt nhất một chỉ số nào đó (kể cả hàng hóa) (không thắng được thị trường thì đi theo nó).
v    Các đặc tính của ETF
-         Tính mô phỏng: một danh mục chỉ số, một hàng hóa…
-         Cơ chế: ETFs có cả mô hình giống Quỹ mở và Quỹ đóng
ETFs có cơ chế giao dịch giống quỹ mở trên thị trường sơ cấp (sở giao dịch) bằng cách hoán đổi CCQ và giống quỹ đóng trên thị trường thứ cấp (niêm yết). Theo đó, ETFs không mua lại CCQ từ NĐT mà mua lại CCQ từ tổ chức AP (Authorized participant) và với block lớn.
-         Mô hình quản lý: đa số các Quỹ ETFs được quản lý theo mô hình bị động.
2.      Quá trình phát triển của ETFs
-         Phát triển mạnh tại Mỹ từ năm 1993. Đến năm 2013 đã có gần 1.500 Quỹ ETFs đăng ký hoạt động với SEC và nhiều tổ chức khác đang chờ cấp phép. Hiện tại tại Mỹ tổng số tài sản ETFs quản lý khoảng 1.300 tỷ USD với tốc độ tài sản ngày càng tăng và vượt xa các Quỹ tương hỗ truyền thống.
-         Đến hết Quý II/2014 trên toàn cầu hiện có hơn 5.000 Quỹ ETFs quản lý khoảng 7.000 danh mục, đầu tư vào khoảng 150 nước với tổng tài sản khoảng 2.500 tỷ USD tương đương 1/6 GDP của nước Mỹ và được giao dịch tại 50 Sở giao dịch.
3.      So sánh với các quỹ tương hỗ (Mutual Funds) 
ETFs
Mutual Funds
      Quản lý thụ động;
      TSSL tương đương mức Thị trường chung.
      Cập nhận NAV hàng ngày
      Tốn ít nhân lực
      Phí quản lý rẻ (~ 0.55%/năm).
     Quản lý chủ động;
     TSSL có thể cao/ thấp hơn mức của thị trường chung.
     Cập nhật NAV “định kỳ”;
     Tốn nhiều nhân lực;
     Phí quản lý mắc ( ~1.23%/năm).

4.      Quá trình thành lập
Quá trình thành lập của một quỹ ETF trải qua các bước được minh họa như sau:

Cụ thể gồm 5 bước như sau: (Lấy ví dụ về trường hợp V.N.M ETF của Vaneck)
(1)  Chủ ETF nộp đơn xin lập quỹ. (Vaneck nộp đơn xin thành lập quỹ)
(2)  Sau khi được chấp thuận, chủ quỹ ETF thỏa thuân với các thành viên lập quỹ hay nhà đầu tư tổ chức (Authorized participant - AP).
(3)  AP sẽ mua cổ phiếu tại thị trường sơ cấp (Thị trường CK Việt Nam) tạo thành một danh mục và hóan đổi chúng lấy các CCQ
(4)  AP mang các CCQ này niêm yết và bán chúng trên sàn (Sở GDCK NewYork NYSE)
(5)  Các giao dịch mua bán thứ cấp sau đó diễn ra như một chứng khoán bình thường.
Qua các bước trên, ta có một số thuật ngữ như sau:
-         Lô đơn vị quỹ ETF (creation unit - CU): Đơn vị tối thiểu để phát hành/mua lại ETF trên thị trường sơ cấp. VD: 1 CU = 100.000 ETF.
-         Danh mục chứng khoán cơ cấu (PDF-Portfolio Depository File): danh sách các chứng khoán cấu thành để phát hành/mua lại ETF. Giá trị 1 PDF = 1 CU.
-         Danh mục đầu tư của quỹ ETF vật chất (Physical ETF): gồm phần lớn các mã chứng khoán có trong rổ chỉ số tham chiếu.
-         Đơn vị ETF: đơn vị trong giao dịch trên thị trường thứ cấp (tại SGDCK) giữa các nhà đầu tư với nhau.
-         NAV: Giá trị tài sản ròng của đơn vị ETF.
Ví dụ minh họa về CU, PDF và đơn vị ETF


Tài liệu tham khảo: Slide về ETF của Nguyễn Thanh Lâm và Phan Dũng Khánh- CTCK MBKE



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét