Read more: http://vcupdesign.blogspot.com/2012/08/chia-main-body-thanh-2-hay-nhieu-cot.html#ixzz4vIRg9JDy

Thứ Hai, 2 tháng 7, 2012

Tổng quan Phân tích kỹ thuật

 technical analysis is more an art form than a science
Khi bạn đưa ra một quyết định đầu tư trên thị trường tài chính, bạn dựa trên yếu tố, công cụ hay trường phái nào? Câu trả lời có lẽ là vô hạn khi mà các NĐT, các Trader trên toàn thế giới vẫn đang tiếp tục viết tiếp câu trả lời… Theo đó, đã có rất nhiều trường phái đầu tư khác nhau dựa vào các công cụ như Phân tích kỹ thuật, Phân tích cơ bản, Tin tức… Mỗi công cụ có một điểm mạnh, điểm yếu, lợi, hại rất khác nhau. Hôm nay, TTW giới thiệu công cụ Phân tích kỹ thuật_ là một môn nghệ thuật hơn là một môn khoa học_… qua các câu hỏi …. là gì?
Phân tích kỹ thuật là gì?
Phân tích kỹ thuật (PTKT- Technical Analysis-TA) là việc dự báo sự di chuyển của giá trên thị trường tài chính trong tương lai dựa trên việc xem xét các biến động giá trong quá khứ. Giống như dự báo thời tiết, PTKT không cho ra kết quả những dự đoán tuyệt đối về tương lai. Thay vào đó, PTKT có thể giúp các NĐT dự đoán những gì “có khả năng” xảy ra với giá theo thời gian. PTKT có thể được áp dụng với cổ phiếu, chỉ số, hàng hóa, hợp đồng giao sau hoặc bất cứ đối tượng nào mà giá cả chịu tác động của cung và cầu.
Nét đẹp của PTKT là chính là tính linh hoạt của nó. Các nguyên tắc của PTKT được áp dụng phổ biến dựa trên một nền tảng lý thuyết. Tức là không quan trọng nếu đó là một cổ phiếu, một chỉ số hoặc một hàng hóa, và trên một khung thời gian là ngày, tuần hoặc năm. Các nguyên tắc về mức chống đỡ, mức kháng cự, xu hướng, phạm vi, và các nguyên tắc khác có thể áp dụng cho bất kỳ biểu đồ nào.
Cơ sở/nền móng của phân tích kỹ thuật là gì?
            Là Lý thuyết Dow:
(1)        Giá chiết khấu mọi thứ.
(2)        Sự di chuyển của giá là không ngẫu nhiên.
(3)        Cái gì (what) thì quan trọng hơn là tại sao (why)
Thế mạnh của phân tích kỹ thuật là gì?
            Đó là sự Tập trung vào giá cả
Sự dịch chuyển của giá cả trong thị trường tài chính được cho là một chỉ báo đi trước sự dịch chuyển của nền kinh tế từ 6 đến 9 tháng. Do đó, để bắt kịp với thị trường, cần quan sát kỹ các sự dịch chuyển của giá một cách thường xuyên. Mặc dù, thị trường cũng thường có những phản ứng đột ngột, nhưng luôn có những tín hiệu gợi ý trước khi sự dịch chuyển bắt đầu. Một nhà phân tích kỹ thuật sẽ tham khảo các giai đoạn tích lũy như là dấu hiệu của một đợt tăng giá sắp đến và thời gian phân phối như là dấu hiệu của một đợt suy giảm sắp xảy ra.
            Đó là Cung- Cầu và Hành động giá:
Có nhiều kỹ thuật sử dụng giá mở cửa, giá cao nhất, thấp nhất và giá đóng cửa khi phân tích một hành động giá của một chứng khoán. Có nhiều thông tin được thu thập từ một phần ít thông tin. Nếu như quan sát riêng biệt, thì không có nhiều ý nghĩa. Tuy nhiên, nếu đặt chúng lại với nhau, giá mở cửa, giá cao nhất, thấp nhất và giá đóng cửa sẽ phản ánh được lực cung và cầu.
            Đó là các mức Chống đỡ/ kháng cự:
Phân tích đồ thị đơn giản có thể giúp xác định các mức chống đỡ và kháng cự. Đây thường được đánh dấu bởi một giai đoạn tắc nghẽn (phạm vi giao dịch) nơi mà giá cả di chuyển giới hạn trong một phạm vi trong một giai đoạn dài, điều này cho chúng ta nhận thấy là lực cung và lực cầu đang khá bế tắc. Khi giá di chuyển ra khỏi phạm vi giao dịch đó, nó báo hiệu là cung hoặc cầu đã đã có sự thay đổi. Nếu giá di chuyển lên trên tức là bên mua đã chiến thắng và ngược lại bên bán chiến thắng thì giá sẽ di chuyển xuống bên dưới.
            Đó là Bức tranh giá cả của quá khứ:
Thậm chí nếu bạn đang thử hoặc thực sự là một nhà phân tích cơ bản thì một biểu đồ giá cũng có thể cung cấp cho bạn nhiều thông tin có giá trị. Đồ thị giá có thể giúp dễ dàng đọc sự dịch chuyển của giá trong quá khứ trong một giai đoạn. Đồ thị sẽ dễ hơn là bảng số. Với bức tranh lịch sử này, bạn có thể dễ dàng xác định các yếu tố sau:
            Phản ứng của giá trước và sau các sự kiện quan trọng.
            Sự biến động giá trong quá khứ và hiện tại.
            Lịch sử khối lượng hoặc mức độ giao dịch.
            Sức mạnh tương đối của cổ phiếu so với tổng thể thị trường.
            Đó là Điểm tham gia (Entry Point)
PTKT có thể giúp bạn xác định một thời điểm tham gia thích hợp. Một số nhà phân tích sử dụng phân tích cơ bản để xác định những gì sẽ mua và PTKT để xác định thời điểm mua. PTKT giúp bạn xem xét các lực cầu tại mức kháng cự và lực cung tại mức chống đỡ cũng như tại điểm phá vỡ. Đơn giản là chờ một điểm phá vỡ lên trên mức kháng cự hoặc mua tại gần mức chống đỡ sẽ giúp bạn cải thiện lợi nhuận.
Điểm yếu của Phân tích kỹ thuật là gì?
            Chứa đựng cảm quan của nhà phân tích:
Cũng như phân tích cơ bản, phân tích kỹ thuật là chủ quan và chứa đựng những định kiến cá nhân của chúng ta trong phân tích. Điều quan trọng là phải loại bỏ những định kiến khi phân tích một đồ thị.
            Có nhiều cách giải thích:
Mặc dù có những tiêu chuẩn, nhưng có thể 2 nhà phân tích sẽ có 2 cách nhìn khác nhau về một đồ thị và tạo ra 2 kịch bản khác nhau hoặc xem xét các mẫu hình khác nhau. Cả 2 đều cho cùng một mức chống đỡ, kháng cự và điểm phá vỡ quan trọng để biện minh cho vị  thế của họ.Điều này làm cho PTKT giống một nghệ thuật hơn là một khoa học.
            Quá trễ:
PTKT đã bị chỉ trích là quá trễ. Bởi thời gian để xác định một xu hướng, một phần sự dịch chuyển đã xảy ra. Sau một sự dịch chuyển lớn như vậy, tỷ lệ lợi nhuận/ rủi ro không còn cao nữa.
                                                                                         Lược dịch từ  http://stockcharts.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét