Read more: http://vcupdesign.blogspot.com/2012/08/chia-main-body-thanh-2-hay-nhieu-cot.html#ixzz4vIRg9JDy

Thứ Tư, 4 tháng 7, 2012

Đường xu hướng (Trend Lines)


Những vấn đề cơ bản:
Đường xu hướng (Trend Lines)
Phân tích kỹ thuật dựa trên giả định về xu hướng của giá cả. Đường xu hướng (trend lines) là một công cụ quan trọng trong phân tích kỹ thuật để xác định (identification) và xác nhận (confirmation) xu hướng. Đường xu hướng là một đường thẳng kết nối 2 hoặc nhiều điểm giá và sau đó được mở rộng trong tương lai để hoạt động như một đường kháng cự hoặc chống đỡ.
Các đường xu hướng đã trở thành một phần phổ biến trong phân tích kỹ thuật, chúng chỉ đơn thuần là một công cụ để thiết lập, phân tích và xác nhận một xu hướng. Đường xu hướng không phải là người phán quyết cuối cùng, nó chỉ đơn thuần là một sự cảnh báo về khả năng thay đổi trong xu hướng sắp xảy ra. Bằng cách sử dụng tín hiệu cảnh báo từ việc đường xu hướng bị phá vỡ. Nhà đầu tư và cả đầu cơ có thể chú ý kỹ các tín hiệu xác nhận cho một sự thay đổi tiềm năng trong xu hướng.


Định nghĩa:
Đường xu hướng tăng (Uptrend):
Một đường xu hướng tăng có độ dốc dương và được hình thành từ việc nối 2 hoặc nhiều điểm đáy với nhau. Đáy thứ 2 phải cao hơn đáy thứ nhất để đường xu hướng có độ dốc tăng. Đường xu hướng tăng hoạt động như một mức chống đỡ và cho thấy lực cầu ròng (net- demand) đang tăng lên ngay cả khi giá đang tăng. Giá tăng kết hợp với nhu cầu tăng cho thấy sự lạc quan và một quyết tâm mạnh mẽ của người mua. Chừng nào giá vẫn duy trì trên đường xu hướng, thì xu hướng tăng vẫn được coi là được duy trì và vững chắc. Một sự phá vỡ trong đường xu hướng tăng cho thấy rằng lực cầu ròng đã suy yếu và một sự thay đổi trong xu hướng sắp xảy ra.

Đường xu hướng giảm (Downtrend)
 Ngược lại so với đường xu hướng tăng, đường xu hướng giảm có độ dốc giảm và được nối qua 2 hoặc nhiều đỉnh với đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước, hoạt động như một mức kháng cự. Một sự phá vỡ đường xu hướng giảm cho thấy lực bán ròng (net-supply) đã suy giảm và một sự thay đổi xu hướng có thể xảy ra.


Thiết lập thang đo (Scale Settings)
Điểm cao (high point) và điểm thấp (low point) xuất hiện trên đường kẻ của đường xu hướng tăng thì hoạt động tốt hơn nếu sử dụng thang đo bán logarit (semi-log). Điều này đặt biệt đúng khi các đường xu hướng dài hạn được vẽ hoặc khi có sự thay đổi lớn trong giá cả. Các chương trình vẽ đồ thị phổ biến đều cho sử dụng 2 thiết lập số học và bán logarit. Thang đo số học hiển thị giá trị tăng dần (5,10,15,20,25,30) một cách đồng đều khi di chuyển trên trục y. Một sự dịch chuyển của giá 10 đơn vị tiền vẫn giống nhau từ 10$ đến 20$ hay từ 100$ lên 110$. Thang đo bán logarit hiển thị giá trị tăng dần theo tỷ lệ % khi di chuyển trên trục y. Một sự dịch chuyển từ 10$ lên 20$ là 100% và sẽ được hiển thị lớn hơn nhiều so với từ 100$ lên 110$, chỉ với 10%.

Độ tin cậy (Validation)
Cần 2 điểm giá hoặc nhiều hơn để vẽ đường xu hướng. Càng nhiều điểm được sử dụng để vẽ một đường xu hướng thì mức độ tin cậy càng tăng với các điểm chống đỡ và kháng cự trogn xu hướng đó. Đôi khi khó khăn để tìm được nhiều hơn 2 điểm để vẽ một đường xu hướng. Mặc dù các đường xu hướng là một phần quan trọng của phân tích kỹ thuật, tuy nhiên không phải lúc nào cũng vẽ được các đường xu hướng giá trên tấc cả các biểu đồ giá. Đôi khi các mức đỉnh và đáy không phù hợp và không nhất thiết phải ràng buột vấn đề. Nguyên tắc chung trogn phân tích kỹ thuật là cần phải có 2 điểm để vẽ một đường xu hướng và điểm thứ 3 để xác nhận độ tin cậy.

Khoảng cách giữa các điểm (Spacing of Points):
Các mức đáy được sử dụng để tạo thành một đường xu hướng tăng và các mức đỉnh để tạo thành một đường xu hướng giảm không phải là quá xa hoặc quá gần nhau.
Khoảng cách thích hợp nhất sẽ phục thuộc vào khung thời gian, mức độ biến động giá, hoặc thói quen cá nhân. Nếu mức đáy (hoặc đỉnh) quá gần hoặc quá xa nhau, độ tin cậy với sự phản ứng sẽ thấp, có thể tạo nên sự nghi ngờ. Một đường xu hướng lý tưởng được tạo thành bởi các mức đỉnh hoặc đáy tương đối đều nhau.

Góc (Angles)
Độ dốc của đường xu hướng càng tăng, thì độ tin cậy của mức hỗ trợ hoặc kháng cự càng giảm. Độ dốc của đường xu hướng là kết quả của mức tăng (hoặc giảm) mạnh trong một khoảng thời gian ngắn. Góc của đường xu hướng được tạo ra từ một biến động mạnh như vậy không tạo nên một mức chống đỡ hoặc kháng cự có ý nghĩa.

Số lượng dữ liệu được hiển thị và kích thước của đồ thị cũng có tác động đến độ dốc của đường xu hướng. Đồ thị ngắn và rộng (short and wide) ít khi có các đường xu hướng dốc đứng hơn các đồ thị dài và hẹp. Ghi nhớ điều này khi đánh giá độ tin cậy và tính bền vững của đường xu hướng.
Đường xu hướng nội bộ (Internal Trend Lines)
Thỉnh thoảng có trường hợp dường như có thể vẽ một đường xu hướng, nhưng các điểm chính xác không khớp  một cách gọn gàng. Đỉnh hoặc đáy có thể bật mạnh, góc có thể là quá dốc hoặc các điểm quá gần nhau. Nếu một hoặc 2 điểm bị lờ đi, sau đó một đường xu hướng phù hợp được hình thành. Với sự biến động hiện nay trên thị trường, giá có thể phản ứng quá mức và tạo thành các đỉnh và các đáy đột biến hoặc bị vênh. Một phương pháp để đối phó với các phản ứng thái quá là vẽ các đường xu hướng nội bộ.
Đôi khi có một cụm giá với đỉnh hoặc đáy tăng đột biến và nhô ra ngoài. Một cụm giá là một vùng mà giá được nhóm lại trong phạm vi hẹp trong một khoảng thời gian. Cụm giá có thể được sử dụng để vẽ các đường xu hướng và các mức tăng đột biến có thể bỏ qua.

Kết luận:
Đường xu hướng có thể cung cấp một cái nhìn thấu đáo, nhưng nếu sử dụng không đúng, chúng cũng có thể tạo ra các tín hiệu sai. Các công cụ khác, chẳng hạn như phân tích một mức chống đỡ hoặc kháng cự ngang hoặc các đỉnh và đáy- nên được sử dụng để xác nhận sự phá vỡ xu hướng. Trong khi các đường xu hướng đã trở thành một phần phổ biến trong phân tích kỹ thuật, chúng chỉ đơn thuần là một công cụ để thiết lập, phân tích và xác nhận một xu hướng. Đường xu hướng không phải là người phán quyết cuối cùng, nó chỉ đơn thuần là một sự cảnh báo về khả năng thay đổi trong xu hướng sắp xảy ra. Bằng cách sử dụng tín hiệu cảnh báo từ việc đường xu hướng bị phá vỡ. Nhà đầu tư và cả đầu cơ có thể chú ý kỹ các tín hiệu xác nhận cho một sự thay đổi tiềm năng trong xu hướng.

                                                Lược dịch từ  http://stockcharts.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét