Read more: http://vcupdesign.blogspot.com/2012/08/chia-main-body-thanh-2-hay-nhieu-cot.html#ixzz4vIRg9JDy

Thứ Ba, 3 tháng 7, 2012

Chống đỡ (Support) và Kháng cự (Resistance)


Những vấn đề cơ bản:
Chống đỡ (Support) và Kháng cự (Resistance)
Support và Resistance đó là những tiếp điểm nơi mà lực cung và lực cầu gặp nhau.Trong thị trường tài chính, giá cả được điều khiển bởi cung (Supply) (giảm-down) và cầu (demand) (tăng-up). Cung đồng nghĩa với xu hướng giảm (bearish), thị trường con gấu (bears) hay bán (selling). Cầu đồng nghĩa với xu hướng tăng (bullish), thị trường con bò (bull) và mua (buying). Do nhu cầu gia tăng, giá được đẩy lên, nguồn cung tăng và giá giảm. Khi cung và cầu bằng nhau, giá đi ngang (sideway), thị trường trong giai đoạn con bò và con gấu đang khó khăn để giành quyền kiểm soát.
Chống đỡ là gì?

Chống đỡ là mức giá mà tại đó lực cầu được cho là đủ mạnh để ngăn chặn giá giảm thêm nữa. Giải thích logic về vấn đề này, Giá giảm tới mức chống đỡ và trở nên rẻ hơn, người mua có khuynh hướng mua vào và người bán có khuynh hướng giảm bán ra. Vào thời điểm giá đạt tới mức chống đỡ, nó được tin là lực cầu sẽ vượt qua lượng cung để ngăn chặn việc giá rơi xuống dưới mức chống đỡ.
Mức chống đỡ không giữ được và bị phá vỡ xuống dưới đó không phải là tín hiệu cho thấy thị trường con gấu đã giành chiến thắng. Một sự suy giảm dưới mức chống đỡ cho thấy bên bán đang sốt sắng hơn và bên mua đang thiếu động lực. Mức chống đỡ bị phá vỡ, và giá tạo nên một mức thấp mới, điều này cho thấy người bán đã giảm kỳ vọng và họ sẵn sàng bán với mức giá thấp hơn. Ngoài ra người mua cũng không vội vàng mua cho đến khi giá giảm xuống dưới mức chống đỡ hoặc thấp hơn nữa. Sau khi một mức chống đỡ bị phá vỡ, một mức chống đỡ khác sẽ được thiết lập ở một mức thấp hơn.

 Chống đỡ được thành lập tại đâu?
Mức chống đỡ thường thấy thấp hơn mức giá hiện tại, nhưng cũng không hiếm khi chứng khoán giao dịch tại hoặc gần mức chống đỡ. Phân tích kỹ thuật không phải là một khoa học chính xác do đó rất khó để thiết lập một mức chống đỡ chính xác. Ngoài ra, giá cả có thể di chuyển xuống bên dưới mức chống đỡ trong thời gian ngắn. Đôi khi có vẻ không hợp lý để xem xét các mức chống đỡ bị phá vỡ nếu giá đóng cửa thấp hơn 1/8 mức chống đỡ được thiết lập. Vì lý do này, một số nhà đầu cơ và cả nhà đầu tư họ thiết lập một vùng chống đỡ (Support Zones).
Kháng cự là gì?
Kháng cự là mức giá mà tại đó lực bán được cho là đủ mạnh để ngăn chặn giá tăng thêm nữa. Giải thích logic về vấn đề này, Giá tăng tới mức kháng cự, người bán có khuynh hướng bán ra và người mua có khuynh hướng giảm mua ra. Vào thời điểm giá đạt tới mức kháng cự, nó được tin là nguồn cung sẽ vượt qua lực cầu để ngăn chặn việc giá vượt qua mức kháng cự.
Cũng tương tự như mức chống đỡ, khi một mức kháng cự bị phá vỡ, một mức kháng cự cao hơn sẽ được thiết lập, và cũng rất khó để thiết lập một mức kháng cự chính xác, vì thế một số nhà đầu cơ và cả nhà đầu tư họ thiết lập một vùng kháng cự (Resistance Zones).

Phương pháp thiết lập chống đỡ và kháng cự:
Đỉnh và đáy (Highs and Lows):
Chống đỡ có thể được thiết lập với mức đáy trong đợt giảm trước đó. Kháng cự có thể được thiết lập bằng cách sử dụng các mức đỉnh trước đó.

Kháng cự bằng Chống đỡ:
Một nguyên tắc của phân tích kỹ thuật là một mức chống đỡ có thể biến thành mức kháng cự và ngược lại. Một khi phá vỡ xuống dưới một mức chống đỡ, mức chống đỡ này có thể trở thành mức kháng cự. Tín hiệu phá vỡ điểm chống đỡ cho thấy lượng cung đã vượt quá lực cầu. Vì vậy, nếu giá trở lại mức này, có khả năng nguồn cung sẽ gia tăng và hình thành mức kháng cự.

Khung giao dịch: (Trading Range)
Khung giao dịch có thể đóng vai trò quan trọng trong việc xác định mức chống đỡ và kháng cự như là các điểm đảo chiều (turning point) hoặc là các mẫu hình tiếp tục xu hướng. Một khung giao dịch là một khoảng thời gian trong đó giá di chuyển trong một phạm vi tương đối hẹp. Tín hiệu này cho thấy lực cung và cầu đang khá cân bằng. Khi giá phá vỡ kênh giao dịch, lên trên hoặc xuống dưới, đó là tín hiệu cho thấy có một chiến thắng xuất hiện. Một phá vỡ kên trên là chiến thắng của thị trường con bò (cầu thắng) và một điểm phá vỡ xuống dưới là chiến thắng của thị trường con gấu (cung thắng).

Vùng chống đỡ và kháng cự (Support and Resistance Zones):
Bởi vì phân tích kỹ thuật không phải là một môn khoa học chính xác, sẽ là hữu ích khi tạo ra một vùng chống đỡ và kháng cự. Mỗi chứng khoán đều có những đặc trưng riêng của nó, và phân tích cần phản ánh sự phức tạp của chứng khoán. Đôi khi một mức chống đỡ hoặc kháng cự chính xác là tốt nhất và đôi khi một vùng hoạt động tốt hơn.

Kết luận:
Xác định các mức chống đỡ và kháng cự quan trọng là một thành phần cần thiết để taooj nên sự thành công của phân tích kỹ thuật. Mặc dù đôi khi rất khó để thiết lập chính xác một mức kháng cự hoặc chống đỡ, nhưng ý thức được sự tồn tại và vị trí của nó sẽ nâng cao đáng kể khả năng phân tích và dự báo. Nếu chứng khoán đang tiếp cận một mức chống đỡ quan trọng thì đó có thể là một tín hiệu cảnh báo nên cảnh giác để tìm kiếm tín hiệu của lực mua tăng và sự đảo ngược xu hướng tìm năng.
Nếu chứng khoán đang tiếp cận một mức kháng cự thì đó có thể là một tín hiệu cảnh báo lực cung có thể gia tăng và sự đảo ngược có thể diễn ra.
Nếu một mức kháng cự hoặc chống đỡ bị phá vỡ, điều này cho thấy mối quan hệ giữa cung và cầu đã có sự thay đổi.
                                                Lược dịch từ  http://stockcharts.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét