Read more: http://vcupdesign.blogspot.com/2012/08/chia-main-body-thanh-2-hay-nhieu-cot.html#ixzz4vIRg9JDy

Thứ Hai, 21 tháng 1, 2013

RSI- CHỈ SỐ CƯỜNG ĐỘ TƯƠNG ĐỐI (RELATIVE STRENGTH INDEX)


RSI- CHỈ SỐ CƯỜNG ĐỘ TƯƠNG ĐỐI (RELATIVE STRENGTH INDEX) 

Giới thiệu
Được phát triển bởi J. Welles Wilder, Relative Strength Index (RSI) là một chỉ báo dao động xung lực (momentum oscillator) đo lường tốc độ và sự thay đổi của sự dịch chuyển giá. RSI dao động giữa 0 và 100. Theo truyền thống, được ghi nhận bởi Wilder, RSI được xem là mua quá mức (overbought) khi ở trên 70 và bán quá mức (oversold) khi ở dưới 30. Tín hiệu có thế được tạo ra bằng cách tìm kiếm sự phân kỳ (divergences), dao động thất bại (failure swings) và cắt qua đường trung tâm (centerline cross). RSI cũng có thể sử dụng để xác định xu hướng.
RSI cũng là một chỉ báo xung lực rất phổ biến xuất hiện ở các bài viết, sách và các bài phỏng vấn của rất nhiều tác giả không chỉ Wilder mà còn Constance Brown, Andrew Cardwell...
Tính toán
RSI= {100- [100/(1+RS)]}

RS = Average Gain / Average Loss
Average Gain: mức tăng trung bình trong  x-giai đoạn.
Average Loss: mức giảm trung bình trong  x-giai đoạn.
Trong dữ liệu End of Day (EOD), RSI được tính toán dựa trên giá đóng cửa của một chứng khoán.
Tham số (Parameters)
Trong cuốn sách New Concepts in Technical Trading Systems viết năm 1978 của mình, Wilder đề xuất tham số mặc định cho RSI là 14 giai đoạn, nhưng ông cũng cho biết tham số này có thể giảm xuống để tăng độ nhạy và tăng lên để giảm độ nhạy. RSI 10 ngày có khả năng đạt mức quá mua và quá bán nhanh hơn RSI 20 ngày.
RSI cũng được xem là quá mua khi ở trên 70 và quá bán khi ở dưới 30. Các mức truyền thống này cũng có thể được điều chỉnh để phù hợp với từng chứng khoán hoặc yêu cầu phân tích. Tăng lên 80 hoặc giảm xuống 20 sẽ giảm số lần đạt trạng thái quá mua hoặc quá bán. Nhà đầu cơ ngắn hạn (Short-term trader) thỉnh thoảng sử dụng RSI-2 giai đoạn xem xét các trạng thái quá mua khi vượt 20 và quá bán khi ở dưới 20.
Quá mua/Quá bán (Overbought-Oversold)
Wilder xem xét RSI quá mua khi vượt trên 70 và quá bán khi dưới 30. Cũng giống như các chỉ báo dao động xung lực khác, trạng thái quá mua/quá bán trên RSI hoạt động tốt khi giá dịch chuyển ngang trong 1 phạm vi (sidweays within a range).
Quá trình tạo đỉnh hoặc đáy thường không diễn ra ngay khi RSI đạt trạng thái quá mua hoặc bán. Đáy và đỉnh thường là một quá trình và có thể là sau 1-2 tuần sau khi RSI đạt trạng thái quá mua- quá bán.

Phân kỳ (Divergences)
Theo Wilder, sự phân kỳ báo hiệu một điểm đảo chiều tiềm năng (Potential Reversal Point) bởi vì xung lực của xu hướng không được xác nhận bởi giá. Phân kỳ tăng giá (Bullish divergence)  xảy ra khi chứng khoán tạo thành những mức đáy mới thấp hơn trong khi RSI hình thành những mức đáy mới cao hơn. RSI không xác nhận một đáy thấp hơn và điều này cho thấy xung lực đang được củng cố. Phân kỳ giảm giá (Bearish divergence) xảy ra khi chứng khoán ghi nhận những mức đỉnh cao hơn trong khi RSI ghi nhận những mức đỉnh thấp hơn. RSI không xác nhận đỉnh cao hơn cho thấy sự yếu đi trong xung lực thị trường.

Phân kỳ có khuynh hướng hiệu quả hơn khi được hình thành trong vùng quá mua hoặc quá bán. Trước khi quá hào hứng về sự phận kỳ như là một tính hiệu kinh doanh tuyệt vời, nên lưu ý sự phân kỳ có thể bị nhiễu, hoặc hiều nhầm (misleading) trong một xu hướng mạnh. Một xu hướng tăng mạnh có thể có nhiều phân kỳ giảm giá trước khi một đỉnh thực sự xuất hiện. Ngược lại, một phân kỳ tăng giá có thể trong thể xuất hiện trọng một xu hướng giảm mạnh, và sau đó, xu hướng giảm vẫn tiếp tục. Những tín hiệu phân kỳ giảm giá có thể cảnh báo cho những đợt kéo ngược (pullback) trong ngắn hạn nhưng không làm đảo chiều xu hướng chính.
Dao động thất bại (Failure swings)
Wilder cũng xem xét failure swing như là một chỉ báo mạnh cảnh báo sắp xảy ra sự đảo chiều. Failure swings được xem xét độc lập với hành động giá. Nói cách khác, failure swing chỉ tập trung vào tín hiệu  của RSI và lờ đi các tín hiệu phân kỳ.
Một Bullish failure swing hình thành khi RSI dưới 30 (quá bán), nảy lên (bounce) trên 30, kéo ngược (pullback) trở lại, giữ trên mức 30 và sau đó phá vỡ đỉnh trước của chính nó. Nói chi tiết, RSI di chuyển tới vùng quá bán và sau đó tạo một đáy cao hơn trên vùng quá bán.
Một Bearish failure swing hình thành khi RSI trên 70 (quá mua), kéo ngược (pullback), nảy lên (bounce) thất bại trong việc vượt qua mức 70 và sau đó phá vỡ đáy trước của chính nó. Nói một cơ bản, RSI di chuyển tới vùng quá mua và sau đó thiết lập một đỉnh thấp hơn dưới vùng quá mua.

Nhận dạng xu hướng (Trend ID)
Trong cuốn Technical Analysis for the Trading Professional, Constance Brown gợi ý rằng dao động không di giữa 0 và 100. Brown xác định phạm vi trong thị trường giá tăng (bull market) và thị trường giá giảm (bear market) cho RSI. RSI có khuynh hướng biến động giữa 40 và 90 trong thị trường giá tăng hay xu hướng tăng, với vùng  40-50 hoạt động như một vùng chống đỡ. Phạm vi này có thể phụ thuộc vào các tham số của RSI, sức mạnh của xu hướng và sự biến động của các chứng khoán. Ngược lại, RSI có khuynh hướng dao động trong vùng 10-60 trong thị trường giá xuống hay xu hướng giảm, với vùng 50-60 hoạt động như một vùng kháng cự.

Phân kỳ dương- phân kỳ âm (Positive- Negative Reversals)
Andrew Cardwell là người đã phát triển phân kỳ đảo chiều dương và âm cho RSI, nó đối nghịch với phân kỳ giảm và phân kỳ tăng.
Một positive reversal hình thành khi RSI tạo thành một mức đáy thấp hơn trong khi chứng khoán hình thành một mức đáy cao hơn. Mức đáy thấp hơn này không nhất thiết phải tại vùng quá bán, nhưng thông thường ở mức giữa 30 và 50. Điều này cho thấy lực yếu đi với 1 đáy mới trong RSI nhưng giá chứng khoán vẫn giữ trên một đáy trước và cho thấy sức mạnh tiềm ẩn. Bản chất của nó là hành động giá đã thắng thế so với chỉ báo xung lực.
Một negative reversal lại đối ngược với positive. RSI hình thành một đỉnh cao hơn, nhưng chứng khoán lại hình thành một đáy thấp hơn. Mức đỉnh mới này của RSI cũng hình thành bên dưới vùng quá mua và trong  khoảng 50-70. RSI tạo thành một đỉnh mới và xung lực thị trường đã khá mạnh, nhưng hành động giá lại thất bại trong việc xác nhận và hình thành một đình thấp hơn.  Negative reversal báo hiệu trước một sự phá vỡ điểm chống đỡ lớn và sự sụt giảm mạnh xảy ra.

TỔNG KẾT
RSI là một chỉ báo xung lượng đa năng đã tồn tại và đứng vững theo thời gian. Mặc dù có những thay đổi và biến động trong nhiều năm qua, RSI vẫn phù hợp như trong thời đại của Wilder. Những giải thích ban đầu của Wilder tạo nên những hiểu biết cơ bản, trong khi đó, Brown và Cardwell giải thích thêm những cấp độ mới cho RSI. Và cho dù thế nào đi nữa, RSI là chỉ báo chỉ ra sức mạnh của một chứng khoán đang dịch chuyển trong xu hướng hiện tại của nó. Tổng kết lại, các ứng dụng của RSI có thể phân chia như sau:
Chỉ xem xét riêng RSI (lờ đi hành động giá)
1.      Quá mua/Quá bán (Overbought-Oversold)
+        Quá mua: RSI > 70
+        Quá bán: RSI < 30
Trạng thái quá mức của RSI hoạt động tốt tốt khi giá dịch chuyển ngang trong 1 phạm vi (sidweays within a range).
2.      Dao động thất bại (Failure swings)
Bốn bước xác định một Failure swing:
+        RSI di chuyển vào vùng quá mức (mua hoặc bán)
+        RSI bật ra khỏi vùng quá mức (không quá xa)
+        RSI được kéo ngược về gần vùng quá mức (vẫn ở ngoài)
+        RSI tiếp tục di chuyển phá vỡ đỉnh hoặc đáy trước đó.
3.      Nhận dạng xu hướng (Trend ID)
+        Uptrend: 40 < RSI < 90; 40-50: support zones
+        Downtrend: 10 < RSI < 60; 50-60: resistance zones
Kết hợp RSI và hành động giá (Phân kỳ)
1.      Uptrend
+        Price: Higher High (Giá: tạo đỉnh cao hơn)
+        RSI: Lower High (RSI: tạo đỉnh thấp hơn)
                        ð Bearish Divergence
+        Price: Lower High (Giá: tạo đỉnh thấp hơn)
+        RSI: Higher High (RSI: tạo đỉnh cao hơn)
ð Negative Reversal
2.      Downtrend
+        Price: Lower Low (Giá: tạo đáy thấp hơn)
+        RSI: Higher Low (RSI: tạo đáy cao hơn)
ð Bullish Divergence
+        Price: Higher Low (Giá: tạo đáy cao hơn)
+        RSI: Lower Low (RSI: tạo đáy thấp hơn)
ð Positive Reversal

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét