Read more: http://vcupdesign.blogspot.com/2012/08/chia-main-body-thanh-2-hay-nhieu-cot.html#ixzz4vIRg9JDy

Thứ Hai, 3 tháng 9, 2012

Chiến lược giao dịch (Trading Strategies)

Sau một thời gian tìm hiểu và nghiên cứu, chúng ta bỗng nhận ra trong phân tích kỹ thuật có khá nhiều trường phái, khá nhiều công cụ, khá nhiều chỉ báo, … thậm chí chúng ta như lạc vào bát quái trận đồ.  TTW sẽ giới thiệu các chiến lược, các quy tắc, nguyên tắc của phân tích kỹ thuật để giúp chúng ta có một phương pháp tốt để tiếp cận và sử dụng phân tích kỹ thuật có hiệu quả.
          Chiến lược giao dịch (Trading Strategies)
          Quy tắc và hướng dẫn giao dịch (Rules and Guidelines)
Trading Strategies
CCI Correction –  Một chiến lực sử dụng chỉ báo CCI hàng tuần để xác định xu hướng giao dịch và CCI hàng ngày để tạo ra các tín hiệu mua bán.
Giới thiệu: Được phát triển vởi Donald Lambert, CCI (Commodity Channel Index) là một chỉ báo xung lượng dao động (Momentum oscillator) được sử dụng để xác định một xu hướng mới hoặc cảnh báo một tình trạng thái quá. Chiến lược này sử dụng kết hợp CCI hàng tuần để xác định xu hướng giao dịch khi nó tăng lên trên +100 hoặc giảm xuống dưới -100, những mức mà theo Lambert là quan trọng. Khi một khuynh hướng giao dịch được xác định, CCI hàng ngày được sử dụng để tạo ra các tín hiệu giao dịch khi nó đạt tới một thái cực. Chiến lược này đem lại cho nhà đầu cơ 2 khía cạnh tốt nhất: giao dịch với xu hướng (trading with the trend) và khởi tạo một vị thế trong giai đoạn hiệu chỉnh.

Gap Trading Strategies – Các chiến lược giao dịch khác nhau được trên giá mở cửa tạo gap.
Giới thiệu: Giao dịch với khoảng trống là một cách tiếp cận đơn giản và có kỷ luật để mua và bán chứng khoán. Về cơ bản, khi cổ phiếu có một khoảng trống với giá đóng cửa ngày hôm trước, xem xét các giao dịch trong giờ đầu tiên để xác định phạm vi kinh doanh. Một vị thế mua hoặc bán sẽ được thiết lập. Gap Trading được sử dụng chủ yếu với các giao dịch trong ngày (intraday) và một số ít cho các giao dịch trong ngày (end of day).
Ichimoku Trading Strategy – Một chiến lược sử dụng các đám mây Ichimoku để thiết lập các xu hướng kinh doanh, xác định sự hiệu chỉnh và các điểm đảo chiều trong ngắn hạn.
Giới thiệu: Mặc dù tên của nó là một đám mây, nhưng Ichimoku Cloud thực sự là một tập hợp các chỉ báo được thiết kế tạo thành một hệ thống giao dịch. Các chỉ báo này có thể được sử dụng để xác định các điểm chống đỡ và kháng cự, xác định xu hướng và tạo ra các tín hiệu giao dịch. Ichimoku Kinko Hyo là tên đầy đủ, có thể được chuyển thành “một cái nhìn cân bằng trên đồ thị” (one look equilibrium chart). Tức là bằng cách quan sát, nhà phân tích đồ thị có thể xác định xu hướng và tìm kiềm các tín hiệu tiềm năng trong đó.
Last Stochastic Technique – Một hệ thống giao dịch đơn giản dựa trên một phiên bản đặt biệt của chỉ báo Stochastic Oscillator.
Giới thiệu: Stochastic Oscillator là một chỉ báo xung lượng hay vận tốc của giá được phát triển bởi George Lane với phương pháp tính toán rất đơn giản:
            K=[(C-L)/(H-L)]*100.
Trong đó: C: giá đóng cửa (Close), L: giá thấp nhất (Low), H: giá cao nhất (High).
            SK là trung bình di động đơn giản 3 giai đoạn của K.
            SD là trung bình di động đơn giản 3 giai đoạn của SK.
Tín hiệu mua được tạo ra khi SK cắt lên SD trong phạm vi 10-15% và tín hiệu bãn được tạo ra khi SK cắt xuống SD trong khoảng 85-90%.
Moving Momentum – Một chiến lược sử dụng một quá trình 3 bước để xác định xu hướng, đợi sự hiệu chỉnh trong xu hướng và sau đó sự đảo chiều với các định tín hiệu kết thúc quá trình hiệu chỉnh. Chiến lược ở đây là sử dụng trung bình di đông (MA) để xác định xu hướng, Stochastic Oscillator để xác nhận sự hiệu chỉnh trong xu hướng và MACD- Histogram để cho các tín hiệu đảo chiều ngắn hạn. Đó là một chiến lược dựa trên quá trình 3 bước.
Narrow Range Day NR7 – Phát triển bởi Tony Crabel, Chiến lược Narrow Range Day tìm kiếm các kênh co hẹp để dự đoán sự mở rộng của kênh. Một hệ thống nâng cao được tùy chỉnh bằng cách thêm Aroon và CCI.
Percent Above 50-day SMA – Một chiến lược sử dụng các chỉ báo độ rộng (breadth indicator), phần trăm ở trên đường trung bình 50 ngày, để xác định các nhịp điệu cho thị trường chung và xác định giai đoạn hiệu chỉnh.
RSI2 – Phát triển bởi Larry Connors, 2-period RSI (RSI 2 giai đoạn) là một chiến thuật mean-reversion được kết thế để tạo ra các tín hiệu mua hoặc bán chứng khoán sau một giai đoạn hiệu chỉnh. Chiến thuật này khá đơn giản. Connors gợi ý rằng có thể tìm thấy một cơ hội mua khi 2-period RSI di chuyển xuống bên dưới 10, được coi là sâu trong trong vùng bán quá mức. Ngược lại, trader có thể tìm thấy một cơ hội bán (short-selling) khi 2-period RSI di chuyển lên trên 90.
Six Month Cycle MACD – Chiến lược này kết hợp chu kỳ tăng/giảm (bull-bear) 6 tháng với MACD để xác định các điểm đảo chiều (timing), được phát triển Sy Harding. Về cơ bản, MACD được sử dụng để xác nhận hoặc kích hoạt tín hiệu tăng hoặc giảm trong nguyên tắc chu kỳ 6 tháng.
Stochastic Pop and Drop – Được phát triển bởi Jake Berstein sửa đổi bởi David Steckler, chiến lược này sử dụng Average Directional Index (ADX) và Stochastic Oscillator để xác định điểm giá bật lên và điểm phá vỡ.
Slope Performance Trend – Sử dụng chỉ số độ dốc để định lượng xu hướng dài hạn và đo lường sức mạnh tương đối. Chiến lược này đi vào trung tâm của một triết lý đầu tư cơ bản: mua trong xu hướng mạnh và tránh các xu hướng yếu (Buy the strong and avoid the weak).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét