Read more: http://vcupdesign.blogspot.com/2012/08/chia-main-body-thanh-2-hay-nhieu-cot.html#ixzz4vIRg9JDy

Thứ Năm, 6 tháng 9, 2012

Mười nguyên tắc giao dịch theo phân tích kỹ thuật của John Murphy


Technical analysis is a skill that improves with experience and study. Always be a student and keep learning.


Sau một thời gian tìm hiểu và nghiên cứu, chúng ta bỗng nhận ra trong phân tích kỹ thuật có khá nhiều trường phái, khá nhiều công cụ, khá nhiều chỉ báo, … thậm chí chúng ta như lạc vào bát quái trận đồ.  TTW sẽ giới thiệu các quy tắc của John Murphy để giúp chúng ta có một phương pháp tốt để tiếp cận và sử dụng phân tích kỹ thuật có hiệu quả.

John Murphy đã có hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực PTKT.Ông từng là chuyên gia tư vấn cao cấp của Merill Lynch, ông cũng từng làm việc tại kênh truyền hình CNBC-TV trong 7 năm. Murphy cũng là tác giả của 3 cuốn sách best selling: Technical Analysis of the Financial Markets, Intermarket Analysis và The Visual Investor.
John Murphy đã tổng hợp các qui tắc cơ bản của kỹ thuật giao dịch: các quy tắc được thiết kế để giải thích về những ý tưởng của giao dịch theo PTKT cho những người mới bắt đầu cũng và tạo ra một phương pháp tốt hơn cho những người đã có kinh nghiệm.
John Murphy's Ten Laws of Technical Trading
Những mối quan tâm cơ bản của một nhà PTKT là gì? Đó là: (i) Cách thức thị trường dịch chuyển? (ii) Giá sẽ tăng hay giảm bao nhiêu? (iii) Khi nào giá sẽ di chuyển theo hướng khác hay đảo chiều?
Mười nguyên tắc mà John Murphy đưa ra là:
1.      Map the Trends: (Vẽ bản đồ xu hướng)
Hãy nghiên cứu đồ thị trong dài hạn (long-term). Theo đó, hãy bắt đầu phân tích với các đồ thị trên khung thời gian tháng (monthly) và tuần (weekly) trải dài trong nhiều năm. Một đồ thị với quy mô lớn của thị trường sẽ cung cấp một tầm nhìn và một viễn cảnh dài hạn tốt hơn trên thị trường. Một khi xu hướng dài hạn được thiết lập, tiếp theo hãy tham vấn các đồ thị hàng ngày (daily) và các đồ thị trong ngày (intra-day). Một thị trường ngắn hạn (short-term) được xem xét riêng lẻ thường dễ tạo ra sự nhầm lẫn. Ngay cả khi bạn chỉ giao dịch trong ngắn hạn, bạn sẽ làm tốt hơn nếu bạn giao dịch trong cùng xu hướng với các xu hướng trong trung (intermediate) và dài hạn.
2.      Spot the Trend and Go With It: (Phát hiện ra xu hướng và đi theo nó)
Xác định xu hướng và theo xu hướng. Xu hướng thị trường có nhiều quy mô: dài hạn, trung hạn và ngắn hạn. Đầu tiên, xác định quy mô thời gian mà bạn sẽ giao dịch và sử dụng đồ thị thích hợp. Hãy chắc chắn rằng bạn giao dịch cùng chiều của xu hướng. Mua trong lúc giá hạ xuống một thoáng nếu xu hướng đi lên (Buy dips if the trend is up). Bán trong lúc giá tạm hồi phục nếu xu hướng đi xuống (Sell rallies if the trend is down).
Nếu bạn giao dịch trong xu hướng trung hạn, sử dụng đồ thị ngày (daily) và tuần (weekly). Nếu bạn giao dịch theo ngày, hãy sử dụng đồ thị hàng ngày (daily) và đồ thị trong ngày (intra-day). Trong mõi trường hợp, chúng ta sử dụng các đồ thị có khung thời gian lớn để xác định xu hướng và sử dụng các đồ thị nhỏ hơn để xác định thời điểm (for timing).
3.      Find the Low and High of It : (tìm các mức đỉnh và đáy của xu hướng)
Tìm mức chống đỡ (support) và kháng cự (resistance). Vị trí tốt nhất để mua là gần mức chống đỡ. Mức chống đỡ thường là một mức đáy trước đây (reaction low). Vị trí tốt nhất để bán là gần mức kháng cự. Mức kháng cự thường là một mức đỉnh (peak) trước đây. Sau khi một đỉnh kháng cự bị phá vỡ, nó thường sẽ cung cấp một mức chống đỡ trong đợt giật lùi (pullback) tiếp theo. Nói các khác, mức đỉnh cũ (old high) trở thành mức đáy mới (new low). Cũng theo cách đó, khi một mức chống đỡ bị phá vỡ, nó thường sẽ tạo ra một điểm bán (selling) trong đợt củng cố (rallies) kế tiếp – mức đáy cũ (old low) sẽ trở thành đỉnh mới (new high).
4.      Know How Far to Backtrack: (biết bao xa thì tới rút lui)
Đo lường tỷ lệ % của sự thoái lùi (retracements). Thị trường thường điều chỉnh tăng hoặc giảm một phần đáng kể của xu hướng trước. Bạn có thể đo lường sự điều chỉnh của xu hướng hiện tại theo một tỷ lệ % đơn giản. Sự thoái lui 50% của xu hướng trước đó là phổ biến nhất. Sự thoái lui tối thiểu thường là 1/3 của xu hướng trước, tối đa là 2/3. Tỷ lệ thoái lui Fibonacci 38% và 62% cũng đáng theo dõi. Vì vậy, trong quá trình giật lùi trong xu hướng tăng, các điểm mua ban đầu là vùng thoái lùi 33-38%.
5.      Draw the Line: (vẽ các đường xu hướng)
Vẽ đường xu hướng (trend lines). Đường xu hướng là một trong những công cụ đồ thị đơn giản và hiệu quả nhất. Tấc cả bạn cần là một đường thẳng (straight edge) và 2 điểm trên đồ thị. Đường xu hướng tăng được vẽ dọc theo hai điểm đáy (low) kề nhau. Tương tự, đường xu hướng giảm được vẽ dọc theo 2 điểm đỉnh (peak) kề nhau.
Giá thường sẽ kéo ngược trở lại đường xu hướng trước khi trở lại xu hướng của nó. Phá vỡ đường xu hướng thường báo hiệu cho sự thay đổi trong xu hướng. Một đường xu hướng có giá trị nên được chạm (touched) ít nhất 3 lần. Một đường xu hướng dài đã có hiệu lực, và nhiều lần được kiểm tra (test) nó trở nên quan trọng hơn.
6.      Follow that Average: (làm theo các trung bình)
Thực hiện theo các trung bình di động. Đường trung bình di động cung cấp các tín hiệu mua và bán. Chúng nói cho bạn biết nếu xu hướng hiện tại vẫn còn dịch chuyển (motion) và giúp xác nhận một sự thay đổi xu hướng. Trung bình di động không nói cho bạn biết trước, tuy nhiên, nó cho bạn biết một sụ thay đổi xu hướng sắp xảy ra. Một biểu đồ kết hợp cả 2 đường trung bình di động là cách phổ biến để tìm một tín hiệu giao dịch. Một số kết hợp phổ biến là trung bình bình di động 4 và 9 ngày. 9 và 18 ngày, 5 và 20 ngày.
Tín hiệu được đưa ra khi đường trung bình ngắn hơn vượt qua đường trung bình dài hơn. Giá cắt lên trên hoặc xuống dưới đường trung bình di động 40 ngày cũng cung cấp những tín hiệu giao dịch tốt. Kể từ khi đồ thị đường trung bình di động là xu hướng  nó đã làm việc tốt hơn trong thị trường xu hướng.
7.      Learn the Turns: (nắm bắt các điểm đảo chiều)
Theo dõi các chỉ báo dao động (oscillators). Các dao động giúp xác định thị trường thị trường đang ở vùng quá bán (overbought) hoặc quá mua (oversold). Trong khi các trung bình di động cung cấp một sự xác nhận của việc thay đổi xu hướng thị trường, các dao động thường giúp cảnh báo cho chúng ta biết trước rằng thị trường đã tăng (raillied) hoặc giảm (fallen) quá nhiều và sẽ sớm đảo chiều (turn). Hai trong số các chỉ báo phổ biến nhất là chỉ số sức mạnh tương đối (Relative Strength Index- RSI) và Stochastic. Cả 2 hoạt động trong khung từ 0 đến 100. Với RSI, số đo vượt qua 70 được xem là mua quá mức và dưới 30 được xem là bán quá mức. Các giá trị cho biết quá mua và quá bán của Stochastic là 80 và 20. Hầu hết các nhà giao dịch (traders)  sử dụng 14 ngày hoặc 14 tuần cho Stochastic và 9 hoặc 14 ngày hoặc tuần cho RSI. Oscillator phân kỳ thường cảnh báo các điểm đảo chiều của thị trường. Những công cụ này hoạt động tốt trong một phạm vi thị trường giao dịch. Tín hiệu trên đồ thị tuần có thể được sử dụng như các bộ lọc tín hiệu trên đồ thị ngày. Tín hiệu trên đồ thị ngày có thể sử dụng làm bộ lọc cho đồ thị trong ngày (intra-day).
8.      Know the Warning Signs: (Biết các tín hiệu cảnh báo)
Giao dịch theo MACD. Chỉ báo trung bình di động hội tụ phân kỳ (Moving Average Convergence Divergence - MACD) (được phát triển bởi Geral Appel) kết hợp giữa sự giao cắt nhau của các trung bình di dộng (MA) với các tính chất quá mua/ quá bán của một bộ dao động. Một tín hiệu mua xảy ra khi đường nhanh (faster line) vượt lên trên đường chậm (slower line) và cả 2 đường nằm dưới đường 0. Một tín hiệu bán xảy ra khi đường nhanh cắt xuống dưới đường chậm và cả 2 đường nằm bên trên đường 0. Tín hiệu tuần được quyền ưu tiên hơn các tín hiệu ngày. Biều đồ MACD tần số (histogram) được vẽ thể hiện sự khác biệt giữa 2 đường và đưa ra những tín hiệu cảnh báo sớm hơn của sự thay đổi xu hướng. Nó được gọi là “Histogram” bởi vì các thanh dọc được sử dụng để chỉ ra sự khác biệt giữa 2 đường trên đồ thị.
9.      Trend or Not a Trend: (Xu hướng hay không xu hướng)
Sử dụng ADX. Chỉ số định hướng trung bình dịch chuyển (Average Directional Movement Index- ADX) giúp xác định liệu thị trường có đang trong một xu hướng hoặc một giai đoạn giao dịch. Nó đo lường mức độ của xu hướng hoặc hướng đi trên thị trường. Một đường ADX tăng cho thấy sự hiện diện của một xu hướng mạnh. Một đường ADX giảm cho thấy sự hiện diện của một
Sự thiếu vắng của một xu hướng.
Một đường ADX tăng trông giống như một đường trung bình di động (MA) và đường ADX giảm trông giống như một dao động (Oscillators).
Bằng cách vẽ đường ADX, trader có thể xác định cách giao dịch và tập hợp các chỉ báo phù hợp nhất cho thị trường trong hiện tại.
10. Know the Confirming Signs: (biết các tín hiệu xác nhận)
Bao gồm khối lượng (volume) và khối lượng hợp đồng chưa tất toán (Open interest- tổng số các hợp đồng future hoặc option còn tồn tại). Volume và Open Interest là những chỉ báo xác nhận quan trọng trong thị trường giao sau. Khối lượng đi trước giá cả. Trong một xu hướng tăng khối lượng lớn hơn được nhìn thấy trong những ngày giá tăng. Một xu hướng tăng có vững chắc nên được đi kèm với sự gia tăng của khối lượng.
11. Technical analysis is a skill that improves with experience and study. Always be a student and keep learning.
Phân tích kỹ thuật là một kỹ năng được cải thiện với kinh nghiệm và quá trình nghiên cứu. Luôn luôn học hỏi và tiếp tục học hỏi.
- John Murphy
Lược dịch từ  http://stockcharts.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét