Read more: http://vcupdesign.blogspot.com/2012/08/chia-main-body-thanh-2-hay-nhieu-cot.html#ixzz4vIRg9JDy

Thứ Năm, 2 tháng 8, 2012

Lý thuyết Dow (Dow Theory)

              Market Analysis    
            Lý thuyết Dow (Dow Theory)
Lý thuyết Dow (Dow Theory)
Giới thiệu:
Được phát triển bởi Charles Dow, hoàn chỉnh bởi William Hamilton và hợp nhất bởi Robert Rhea, lý thuyết Dow không chỉ là phân tích hành động giá mà còn là triết lý của thị trường. Lý thuyết Dow đã gần tròn 100 năm tuổi, nhưng ngay cả trong thị trường nhiều biến động và và có nhiều cải tiến về công nghệ giao dịch như hiện nay thì các nền tảng cơ bản của Dow vẫn còn giữ nguyên giá trị. Nhiều ý tưởng và khuyến nghị được đưa ra bởi Dow và Hamilton trở thành tiên đề của Wall Street. Nhiều ý kiến cho rằng đã có sự khác nhau về mặt thời gian, nhưng thực tế, lý thuyết Dow cho thấy hành vi của thị trường chứng khoán vẫn hoạt động như vậy ở ngày hôm nay và cách đây 100 năm.
Nội dung chính:
Nội dung quan trọng nhất mà lý thuyết Dow đề cập là thị trường có 3 sự dịch chuyển: Những dịch chuyển chính (Primary Movement) kéo dài từ vài tháng đến vài năm và thể hiện xu hướng tổng thể của thị trường; Những dịch chuyển hay phản ứng thứ cấp (Secondary or Reaction Movements) kéo dài từ vài tuần đến một vài tháng và di chuyển ngược lại xu hướng chính; Những dao động hàng ngày (Daily Fluctuations) có thể di chuyển cùng hoặc ngược lại với xu hướng chính và kéo dài từ vài giờ đến vài ngày nhưng không quá một tuần.
Nội dung thứ 2 mà lý thuyết  Dow đề cập cũng khá quan trọng là 3 giai đoạn của một thị trường tăng và giảm. Những giai đoạn này liên quan nhiều đến trạng thái tâm lý của thị trường tác động lên sự dịch chuyển của giá. Một thị trường đầu cơ giá lên (bull market) được bắt đầu bằng giai đoạn tích tụ (Accumulation) đến giai đoạn tham gia công chúng giúp thị trường dịch chuyển mạnh mẽ (Big Move) và kết thúc bằng giai đoạn phân phối, lúc này thị trường trở nên quá nóng bỏng và thị trường đạt quá giới hạn (Excess). Một thị trường đầu cơ giá xuống cũng với 3 giai đoạn: Phân phối (Distribution); hoảng loạn hay down mạnh mẽ (Big Move) và giai đoạn tuyệt vọng (Despair).
Kết luận:
Mục tiêu của Dow và Hamilton là xác định xu hướng chính và nắm bắt các dịch chuyển lớn. Họ hiểu rằng thị trường bị chi phối bởi cảm xúc và dễ bị phản ứng thái quá ở cả 2 chiều tăng và giảm. Họ luôn tập trung vào việc xác định xu hướng và sau đó đi theo xu hướng cho tới khi xu hướng kết thúc và điều ngược lại xảy ra.
Lý thuyết Dow giúp các nhà đầu tư xác định thực tế chứ không phải đưa ra những giả định hoặc dự báo. Nó có thể nguy hiểm khi các nhà đầu tư, hoặc đầu cơ bắt đầu làm điều đó. Dự đoán thị trường là một việc làm khó khăn, nếu không muốn nói là không thể, hoặc là một trò chơi. Halmilton cũng thừa nhận rằng lý thuyết Dow không thể không có sai lầm. Trong khi lý thuyết Dow đã tạo nền tảng cho việc phân tích, nó có ý nghĩa như một sự khởi đầu cho nhà đầu tư và nhà đầu cơ để họ phát triển các nguyên tắc giao dịch mà họ cảm thấy thỏa mái và hiểu rõ ràng nhất.
Hamilton và Dow tin rằng thành công tại các thị trường cần yêu cầu sự nghiên cứu nghiêm túc và việc phân tích thì sẽ gặp nhiều những thành công và thất bại. Thành công là một điều tuyệt vời, nhưng bạn đừng tự mãn về nó. Thất bại, thật đau đớn, nhưng nên coi đó là một lần học hỏi kinh nghiệm. Phân tích kỹ thuật là một môn nghệ thuật đòi hỏi một cái nhìn nhạy bén và luôn đi đôi với thực hành. Học tập từ cả thành công và thất bại với một tầm nhìn cho tương lai.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét